xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viết như tri ân cây đàn dân tộc

Hoàng Nguyên Vũ

Khi ca khúc Dẫu có lỗi lầm trở thành “sốt”, nhiều thính giả cứ ngỡ Hồ Hoài Anh là người luống tuổi và trải nghiệm yêu đương lắm. Nhưng Hồ Hoài Anh viết ca khúc này khi vừa chia tay với mối tình đầu năm 19 tuổi

Nghệ sĩ Thanh Tâm luôn hướng con mình theo tiếng đàn dân tộc từ lúc 8 tuổi, bởi đơn giản đàn bầu đã gắn với cuộc đời của cô và Hoài Anh cũng mê đàn bầu, chăm chú luyện tập như mẹ ngày xưa. Câu nói của mẹ khiến Hoài Anh phải suy nghĩ đến nhiều mỗi khi mình lơ đễnh: “Nghệ thuật đòi hỏi năng khiếu, đam mê nhưng nghệ thuật cũng luôn đòi hỏi sự kiên trì và miệt mài”.

Vẫn cứ mê đàn bầu

Thế mà “cu Tý” cũng đã gắn bó được gần 20 năm với đàn bầu. Từ một cậu bé với những cung đàn bỡ ngỡ năm nào, bây giờ Hoài Anh đã là một “ông giáo” đang dẫn dắt các học trò của mình và “đó mới là công việc chính của tôi lúc này”. Vì thế, dù muốn dù không, việc viết ca khúc hay hòa âm phối khí, nghiễm nhiên là nghề... tay trái của Hồ Hoài Anh. Anh sở hữu một phòng thu khá đắt khách ở Hà Nội và có thể thu đĩa đơn cho tất cả mọi ca sĩ, nghệ sĩ nhưng lại... trừ mình ra, mặc dù đó là một cách để quảng bá tên tuổi rất dễ. Với tiếng đàn, "cu Tý" chỉ thu với mẹ một CD chung, mẹ chơi những ca khúc dân tộc còn con chơi những ca khúc trữ tình hiện đại như hai tiếng nói cùng niềm giao cảm của hai thế hệ kế tiếp nhau.

Giấc mơ về Tiếng vọng

Dự định lớn mà Hồ Hoài Anh nhắc đến có tên là Tiếng vọng - một chương trình âm nhạc trình diễn nhạc cụ, dùng nhạc cụ dân tộc để thể hiện những bài mới mang tính chất tác phẩm chứ không phải là thể hiện ca khúc. Xu hướng này, có thể gọi là một con đường mới, hiện đang xuất hiện trong giới sáng tác nhạc nhẹ ở Hà Nội và đang rất được ủng hộ với bước đi thử nghiệm đầu tiên khá ấn tượng trong Đường xa vạn dặm và Vọng nguyệt của Quốc Trung hay sảng khoái, phiêu lãng với Gió bình minh của Đỗ Bảo. Dĩ nhiên là cách làm của Hồ Hoài Anh sẽ không giống với hai bậc đàn anh kia vì Quốc Trung và Đỗ Bảo nghiêng về nhạc nhẹ còn Hoài Anh nghiêng về nhạc dân tộc.

Với Tiếng vọng, tất cả mới chỉ dừng lại ở dự án và thời gian thực hiện đang dừng lại ở... kêu gọi tài trợ. Nếu không có gì thay đổi thì phải mùa thu năm 2007 mới có thể ra mắt khán giả thủ đô. Còn bây giờ, Hồ Hoài Anh quyết định làm đĩa chương trình để phát hành trước. Nhưng Tiếng vọng không phải là chương trình biểu diễn nhạc cụ đầu tiên của Hồ Hoài Anh. Cách đây 2 năm, anh đã cùng các cộng sự của mình xuất hiện trong đêm “Xưa và nay”, dùng cả dàn nhạc dân tộc để trình diễn những tác phẩm như Phú lục địch (Nhã nhạc Huế), Ru con (Dân ca Nam Bộ) hay các tiểu phẩm cổ điển thế giới Vũ khúc Ru-ma-ni... Hồ Hoài Anh nghiêng nặng về nhạc dân tộc không phải là thích “hoài cổ” mà đấy cũng là một cách tri ân với cây đàn đã theo mình từ thời tấm bé.

Dẫu có lỗi lầm không phải chuyện tình của Anh và Giang

Với Hồ Hoài Anh, viết ca khúc cũng là cố gắng để công chúng không nhìn nhạc trẻ, ít nhất là của mình, với con mắt rẻ rúng. Biết là những việc mình làm không thể kháng cự lại dòng xoáy nhạc thị trường đang ồ ạt cuốn không ít một bộ phận trong giới trẻ. “Nhưng không vì thế mà buông bút, tôi vẫn viết, vẫn trau chuốt từng ca khúc một vì đơn giản, đấy là việc cần làm”. Và cứ thế, một ca khúc cứ sửa đi sửa lại, tự mình thấy nó ổn hay chưa, có ca từ nào sến hay không. Cũng có người cho rằng Dẫu có lỗi lầm hơi... sến nhưng Hồ Hoài Anh lại cho rằng nó có cái vụng dại của tình yêu tuổi mười tám đôi mươi, có buồn nhưng vẫn đẹp, có rủi ro nhưng không bế tắc.

Nhiều người biết Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang là một cặp đôi trong giới âm nhạc hiện nay, và Lưu Hương Giang thường thể hiện rất thành công những ca khúc của Hồ Hoài Anh nhưng có một ca khúc Giang chưa bao giờ hát là... Dẫu có lỗi lầm.

“Bởi vì tôi viết ca khúc này cho một mối tình trước đó, thì việc Giang ghét ca khúc này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, tình yêu dành cho Giang là một tình yêu trong sáng, dễ thương như chính tính cách của cô ấy. Bởi vậy, những ca khúc tôi viết cho Giang hầu hết là những ca khúc đẹp, hồn nhiên, tươi tắn và mang màu sắc hướng ngoại. Nói chung Dẫu có lỗi lầm không có chỗ trong phong cách hát của Giang và không có chỗ trong tình yêu của hai người”.

Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang gặp nhau sau đợt Giang thi Sao Mai - Điểm hẹn 2004, đợt ấy Giang không được vào vòng trong. Sau đó, nhiều người thấy Lưu Hương Giang tự nhiên hát... hay hơn rất nhiều và giọng hát đáng yêu hơn rất nhiều, còn Hồ Hoài Anh thì sáng tác khác hẳn với những ca khúc đầy yêu thương và tình yêu cũng đầy những hứa hẹn hạnh phúc. Ca khúc nào của Hồ Hoài Anh viết trong thời gian gần đây cũng như chỉ dành cho giọng hát của Lưu Hương Giang, trong đó rất nổi bật là Giọt sương và chiếc lá và Chân trời em mơ. Phía sau những ca khúc ấy là những niềm hy vọng, không mong manh nhưng cũng không mãnh liệt mà đủ ấm để làm nên một hạnh phúc, đủ tử tế để nói không với những dạng ca khúc “hàng chợ” hiện nay. Hai người, vì thế, cứ yêu, cứ viết và cứ hát...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo