xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vĩnh biệt nhạc sĩ Thập Nhất- Anh đã về bên mẹ

Hoàng Thuận

Nhạc sĩ Thập Nhất đột ngột ra đi, ở tuổi 57, để lại nhiều thương tiếc cho người thân, văn nghệ sĩ và công chúng yêu mến dòng nhạc quê hương, trữ tình và những ca khúc viết cho thiếu nhi rất thành công của anh.

Ca sĩ Vân Khánh xúc động nói: “Tôi hát ca khúc “Nhớ đàn cò trắng” của anh, lời ca như thơ, giai điệu đẹp cứ rót vào hồn tôi cảm xúc khó tả. Nhạc anh hiền như cá tính của anh, man mác những lời ru bên cánh võng, xa xăm những cánh cò. Anh đã về bên mẹ, hiếu thảo, hiền hòa như chính mơ ước lúc sinh thời của anh”.


Nhạc sĩ Thập Nhất Ảnh: Nguyễn Chính

Nhạc sĩ Thập Nhất Ảnh: Nguyễn Chính

Tất cả những bài hát anh viết, gửi gắm vào đấy biết bao thông điệp đẹp về quê hương, tình mẹ và nhân cách sống của một con người không quên cội, quên nguồn. “Chính điều đó làm nên phong cách sáng tác của Thập Nhất, như dòng chảy cứ âm ỉ bồi đắp phù sa làm nên tính cách âm nhạc mang tên Thập Nhất” - nhạc sĩ Vũ Hoàng nhận định.

Anh để lại cho những tâm hồn yêu âm nhạc hơn 50 ca khúc viết về quê hương, tình yêu và 120 bài hát cho thiếu nhi gần gũi, yêu thương.

Nhạc sĩ Thập Nhất tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này là Nhạc viện Hà Nội) vào năm 1980. Với sở trường thổi sáo, anh bước chân vào hoạt động nghệ thuật từ Đoàn Ca múa Vũng Tàu (từ năm 1980 đến 1984). Nếu năm 1985, anh không trúng tuyển vào Nhạc viện TP HCM thì có lẽ anh đã không gắn với bục giảng, trở thành thầy giáo dạy nhạc lý Trường Trung học Sư phạm Mầm Non. Và nếu không có thiên chức nhà giáo thì sự nghiệp sáng tác của anh có lẽ không có nhiều bài hát hay cho trẻ con đến thế.

Khi về công tác tại Ban Ca nhạc Đài Truyền hình TP HCM, nhạc sĩ Thập Nhất để lại nhiều dấu ấn nghề nghiệp. Hai chương trình ca nhạc nổi tiếng mà anh thực hiện, để lại nhiều dư âm đẹp là: “Một thời và mãi mãi” và “Đồng hành cùng nhạc sĩ”. Anh cũng viết nhiều nhạc hiệu cho các chương trình của Đài Truyền hình TP HCM, trong đó có bài “Những bánh xe quay nhanh” của cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP HCM hay bài “Đuốc sáng Việt Nam” của chương trình cùng tên. Đặc biệt, nhiều năm gần đây, anh còn tham gia tích cực thực hiện các chương trình dành cho công nhân, sinh viên như: “Giờ thứ 9”, “Tiếng hát sinh viên”, “Đồng hành với công nhân lao động”...

Anh đã đạt nhiều giải thưởng dành cho ca khúc nhưng vinh quang mà anh trân trọng nhất đó là anh trở thành bố của nhiều trẻ mồ côi. “Trong một lần đến thăm Trung tâm Nhân đạo Quê hương, nơi nuôi hơn 300 trẻ em mồ côi ở Bình Dương, khi cô giáo biết tôi là Thập Nhất đã reo lên: “Các con ơi, bố tới!”. Ban đầu tôi phát hoảng nhưng sau đó, nghe các bé hát vang bài “Bố là tất cả”, tôi ứa nước mắt. Thế là cứ có giờ rảnh, tôi lại đến với mái ấm này, để được nghe các bé mồ côi gọi tôi là bố” - anh tâm sự trong chương trình giao lưu với công nhân.

Vĩnh biệt anh, người nhạc sĩ có trái tim nhân ái, luôn đặt ca từ trong sáng, khơi gợi tình yêu nồng nàn dành cho gia đình, quê hương, đất nước. Anh đã về bên lời ru của mẹ, ngủ thật ngon trên cánh võng mà cả đời anh yêu kính.

Nhạc sĩ Thập Nhất (tên khai sinh là Nguyễn Thập Nhất, sinh ngày 13-6-1959 tại Hà Nội), Phó trưởng Ban Ca nhạc Đài Truyền hình TP HCM, đã từ trần lúc 9 giờ 30 phút ngày 20-8 vì bệnh gan, hưởng dương 57 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP - 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM; lễ viếng từ 11 giờ ngày 22-8; lễ động quan lúc 8 giờ ngày 24-8, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo