xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ ca sĩ Hồng Phước bị tố "đạo" thơ làm nhạc: Hôi của tinh thần!

Bạch Mai

Ca khúc Khi chúng ta già của ca sĩ Phạm Hồng Phước Idol đang trở thành tâm điểm dư luận mấy ngày qua khi bị phát hiện đã sử dụng thơ của người khác để viết lời ca của mình. Đây là một chút khác biệt có dấu hiệu “sáng tác” lời ca Khi chúng ta già của ca sĩ Phạm Hồng Phước Idol so với lời bài thơ Khi chúng ta già của cô giáo thích viết văn, làm thơ Nguyễn Thị Việt Hà. Cô ấy viết câu cuối cùng của bài thơ : “Và, gói thế gian vào lòng bàn tay”. Phước viết thêm vào mỗi chữ “gầy”.

Trong toàn bộ lời ca khúc, không ít lần Phước “sáng tác” như vậy. Thí dụ lời bài thơ là “khi chúng ta già”, Phước thêm vào “đi”. Lời bài thơ là “anh đọc sách, em pha trà, trước hiên nhà, em tưới mấy luống hoa” thì Phước mô tả khác hơn một tí “trước hiên nhà trồng thêm những khóm hoa tươi khoe sắc ngày mới”.

 

img

 

img

 

Hồng Phước và Hương Giang trong Khi chúng ta già.

Hồng Phước và Hương Giang trong Khi chúng ta già.

 

Đoạn cuối thì lời thơ, lời nhạc giống nhau gần như 90%. Thơ của Việt Hà rằng: “Khi chúng ta già, con cháu chúng ta đã lớn… Chân chúng mình run, chúng mình không kịp bước. Mình nương tựa vào nhau, nuôi gà trồng rau. Và gói cả thế gian vào lòng bàn tay”. Còn lời ca của Phước: “Khi chúng ta già đi, con cháu chúng ta đã lớn khôn… mắt mờ đi, chân mình run không kịp bước. Mình nương tựa vào nhau, quãng đời về sau. Và gói cả thế gian vào lòng bàn tay gầy”. Thế là đã quá rõ vì sao ca sĩ Phạm Hồng Phước mấy ngày qua phải đương đầu với việc bị tố tự tiện lấy thơ người khác đưa vào nhạc của mình mà kêu là “sáng tác mới” của chính anh, rồi thản nhiên tung ra nhân dịp ngày Lễ Tình nhân 14-2, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ!

Có thể giống nhau về cảm xúc nhưng giữa hai người làm sao giống nhau cách thể hiện cảm xúc ấy đến từng con chữ cho được. Nhất là cái tư duy “gói thế gian vào lòng bàn tay”! Dễ gì mà Phước suy nghĩ y chang như Hà. Thế mà, mặc cho tác giả bài thơ và dư luận lên tiếng, cả ở báo in lẫn báo mạng, ca sĩ Phạm Hồng Phước vẫn mới chỉ có “tin nhắn” qua lại với Nguyễn Thị Việt Hà cho biết mình “vô ý” và kêu gọi “sự thông cảm” (!). Riêng người quản lý của ca sĩ này nói rằng “phía Hồng Phước chủ trương không nói về vấn đề này trên truyền thông”. Vậy Hồng Phước muốn vấn đề này được giải quyết ở đâu? Ở tòa án? Ở cơ quan văn hóa quản lý văn nghệ sĩ? Ở Trường ĐH Sư phạm TP HCM mà Phước đang là sinh viên năm cuối?

Thực ra, việc một bài thơ tình cờ đến với một người sáng tác nhạc để tạo nên một ca khúc hay, đó còn là cái duyên. Những duyên thơ - nhạc như vậy không phải ít trong kho tàng ca khúc Việt Nam.

Những ca khúc phổ thơ nhiều trường hợp không lấy trọn bài thơ mà chỉ sử dụng vài câu (có sửa chữa, thêm thắt đôi chút cho đúng khuôn nhạc) hoặc một vài khổ thơ hay chỉ mượn ý. Điều đáng nói nhất là nhạc sĩ ghi rõ tên nhà thơ bên cạnh tên mình. Vừa là sự tôn trọng thành quả của người khác vừa là sự tự trọng của người mang danh nghệ sĩ! Việc im hơi lặng tiếng thản nhiên lấy của người làm của mình, ngay cả khi chính tác giả lên tiếng và có chứng minh cụ thể, là quá tệ! Những nhạc sĩ có tên tuổi, thậm chí có thể gọi là “cây đa cây đề” trong làng âm nhạc, khi phổ thơ người khác còn biết công khai tử tế. Phạm Hồng Phước “ai-đồ” nghĩ sao về thái độ thiếu cầu thị của mình?

Khi Phạm Hồng Phước biết nói lời xin lỗi vì sự vô ý của mình chẳng hạn và đồng ý ghi thêm vào mấy chữ “phổ thơ Khi chúng ta già của Nguyễn Thị Việt Hà” thì ca khúc ấy vẫn là “sáng tác mới” của anh nhưng nó lại đàng hoàng biết bao nhiêu. Gần đây, một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu, khi có sự việc gì xảy ra với mình “ưa” chọn thái độ im lặng, có thể vì không muốn đôi co, cũng có thể vì ngại mang tiếng “pi-a” cho tên tuổi một cách lố lăng, mà cũng có thể vì… ương bướng, muốn “để lâu cứt trâu hóa bùn” !

Chắc chắn, Phước không thể “gói cả thế gian vào bàn tay… mình” được. Bởi nếu như thế, không có biện pháp xử lý và ngăn chặn nào, rồi đây theo “tấm gương tày liếp” của anh, cứ muốn có sáng tác mới thì “nhạc sĩ” lặng lẽ lên mạng, vào Facebook của người khác trộm thơ đem về dùng. Tác giả phát hiện thì tha hồ bức xúc, rần rần kiện cáo, còn nếu không phát hiện thì thôi. Kẻ lấy trộm cứ làm thinh coi đó là của mình.  Có thể gọi đây là một kiểu hôi của tinh thần!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo