Thủy (Bích Ngọc), một cô gái bán hoa chuối dạo, để có tiền chữa bệnh cho mẹ, cô đã phải bán trinh cho Trọng (Võ Hoài
Trong Vua bãi rác, mọi thứ đều hỗn độn và phân thân... Những đứa trẻ bị bỏ rơi, những con người bị xã hội loại thải, những đồ vật quá “đát”, những nhân cách bị coi như... rác rưởi... Một thế giới với những thứ bị vứt bỏ, nhưng điều quan trọng là tất cả những thứ vứt bỏ đó lại quần tụ bên nhau, kết nối và yêu thương nhau, va đập và quằn quại theo một thứ logic của tình người. Ðó là logic của khát vọng vươn lên, để tự khẳng định mình, muốn mang đến cho cuộc sống những sắc thái, diện mạo mới.
Ðạo diễn Ðỗ Minh Tuấn đã thổi vào Vua bãi rác một sức sống mới bằng lối kể chuyện vừa chân thực – tượng trưng, vừa thi vị – hài hước, một thế giới tưởng chừng như vô cùng tạp nham bỗng thăng hoa, trở thành một cuộc triển lãm nghệ thuật lung linh trong đầu “vua bãi rác”.
Trong những cái tưởng chừng như vất vưởng ấy, giữa hiện thực bộn bề của rác, vẫn có một mối giao cảm nào đó, một giai điệu bài hát cũ, hình ảnh chiếc cầu xa xa,... quá khứ vẫn len lỏi đâu đây và nó không chịu làm... rác...
Ðể thể hiện được ý tưởng của mình, để có một bãi phế liệu khổng lồ, một cuộc triển lãm nghệ thuật đầy sắp đặt, được trình diễn với những họa tiết lộng lẫy làm bằng những thứ phế liệu, để có một đám cưới kiểu Mỹ, đạo diễn Ðỗ Minh Tuấn cùng đoàn làm phim đã lặn lội hơn nửa năm trời xây dựng một bãi rác trên bãi đất trống bên bờ sông Hồng, cầu kỳ đi tìm từng viên gạch để dựng nên những ngôi nhà trên nền bãi phế liệu...
Bình luận (0)