xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng Luật Quảng cáo

TIỂU QUYÊN

Nhiều điều khoản mới đã được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo lần 2 Luật Quảng cáo, chuẩn bị trình Quốc hội khóa XIII. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề của thực tiễn chưa thật sự được đề cập một cách thấu đáo.

Liên quan đến nhiều bộ, ngành

Quảng cáo phản cảm trên các trang mạng xã hội, quảng cáo “nói quá” trên sóng truyền hình, quảng cáo dưới dạng tin nhắn rác trên điện thoại… đang gây nhiều bức xúc trong dư luận
img
Những hình ảnh quảng cáo phản cảm trên bộ lịch được xuất bản năm 2012. Ảnh: Internet

Nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự án luật quảng cáo, hội nghị góp ý dự thảo lần 2 Luật Quảng cáo vừa được Quốc hội tổ chức tại TPHCM đã mổ xẻ nhiều vấn đề trong hoạt động quảng cáo và quản lý quảng cáo.

Đủ chiêu trò

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã phản ánh tình trạng quảng cáo không đúng với chất lượng thật của sản phẩm, tiêu biểu là một số sản phẩm hàng điện máy gia dụng quảng cáo trong chương trình “Sự lựa chọn hoàn hảo”, các loại mỹ phẩm “trẻ mãi không già” hoặc kiểu “chữa bá bệnh” của nhiều mẩu quảng cáo về các phòng khám chữa trị y học cổ truyền… Quảng cáo nói quá sự thật khiến người tiêu dùng hoang mang, nếu chất lượng sản phẩm không đúng như quảng cáo thì người dân cũng không biết khiếu nại ở đâu và như thế nào.

Quảng cáo trên đài truyền hình tính đến thời điểm này chưa đến mức vi phạm nghiêm trọng thuần phong mỹ tục nhưng cũng có không ít mẩu quảng cáo theo đánh giá của khán giả là có phần phản cảm.

Bức xúc nhất là những mẩu quảng cáo gợi dục, do các người đẹp trong làng giải trí việt làm mẫu được phổ biến tràn lan trên mạng. Các bộ ảnh và video clip quảng cáo này do chính các công ty kinh doanh mặt hàng cần quảng bá sản xuất rồi đưa lên trang web của công ty, các trang mạng xã hội để thu hút người xem. Khi dư luận chú ý, các công ty này lại thuê một số tờ báo mạng viết bài phản ánh dưới dạng thông tin “đang gây sốt” kèm theo hình ảnh và video clip để minh họa. Sau đó, các hình ảnh và thước phim đó nhanh chóng lan nhanh trên hệ thống báo mạng. Xu hướng quảng cáo theo hình thức này đang phát triển và gây ra những lo ngại cho xã hội khi những sản phẩm quảng cáo có nội dung không được phép phổ biến chính thức trên các phương tiện truyền thông chính thống lại được các trang thông tin điện tử, mạng xã hội quảng bá.

Thực tế đã xuất hiện những mẩu quảng cáo phản cảm truyền tải trên các trang mạng xã hội, sau đó lan xuống hệ thống báo điện tử, gây bức xúc trong thời gian gần đây. Điển hình như mẩu quảng cáo bánh ngọt - bị cho là thảm họa quảng cáo - với màn “vuốt ve thô thiển, cướp bánh bằng lưỡi” của Trà Ngọc Hằng, Don Nguyễn và Chan Than San hay trước đó là kiểu quảng cáo một nhãn hàng nước giải khát bằng hình ảnh những người đẹp Ngọc Trinh, Hoàng Yến và Yến Trang trong trang phục hở hang, tư thế gợi dục tưới  nước ngọt lên người. Những hình ảnh này cũng được đưa vào bộ lịch 2012 quảng cáo cho nhãn hàng này và được cấp phép xuất bản (?!). 

Ai chịu trách nhiệm?

Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn đã vượt quá tầm kiểm soát của pháp lệnh quảng cáo đang có hiệu lực thi hành. Cần thiết phải có Luật Quảng cáo đủ sức điều chỉnh hoạt động quảng cáo hiện nay và những phát sinh trong tương lai.

Nghị định 185/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quảng cáo thuộc về Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và sẽ được giữ nguyên vai trò trong thời gian tới. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Loan, Phó chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cho rằng chỉ mỗi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì không quán xuyến nổi vì quảng cáo sản phẩm bao quát nhiều chuyên môn, lĩnh vực.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quảng cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại hội nghị cũng cho thấy sự phức tạp trong “trách nhiệm liên đới” này, khi phương tiện quảng cáo thuộc quyền quản lý của nhiều bộ, ngành. Ví dụ, báo chí, mạng thông tin máy tính, phương tiện điện tử và xuất bản phẩm thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; hạ tầng, vị trí đặt quảng cáo, panô, băng rôn thuộc Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên - Môi trường; quảng cáo trên phương tiện giao thông thuộc Bộ GTVT; chương trình văn hóa, thể thao, triển lãm thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; quảng cáo trong hội chợ thuộc Bộ Công Thương…

Trong khi đó, mục đích chính của Luật Quảng cáo là quản lý sản phẩm quảng cáo chứ không phải quản lý phương tiện truyền tải sản phẩm đó. Trong trường hợp xảy ra sai phạm thì cơ quan đưa thông tin quảng cáo hay các cơ quan chủ quản,  quản lý phải chịu trách nhiệm chính? “Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý nhưng vẫn cần phải phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan, không thể tách rời với các bộ khác. Bộ chủ quản sẽ kiểm soát sản phẩm quảng cáo thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đó” – bà Nguyễn Thị Loan kiến nghị.

Nhức đầu quảng cáo rao vặt

Một trong những thực trạng tồn tại “trầm kha, nhức nhối” trong nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để là tình trạng “khoan cắt bê tông”, “rút hầm cầu”. Bên cạnh đó, tình trạng tờ rơi phát tự do, tràn lan hay dán quảng cáo trên cột điện, cây xanh làm mất mỹ quan đô thị lâu nay cũng tồn tại như một điều hiển nhiên. Người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng khổ sở vì liên tục bị “bom tin nhắn” từ nhà mạng…

Kỳ tới: Còn nhiều điều bất cập

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo