So với dự thảo Luật Quảng cáo (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 khóa XIII vào tháng 11-2011), dự thảo luật lần này đã bổ sung nhiều quy định mới, rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kẽ hở, một số quy định còn quá chung chung, chưa thấy các chủ thể của sản phẩm quảng cáo cũng như cơ quan quản lý sẽ phải có trách nhiệm như thế nào trong trường hợp xảy ra vi phạm.
“Siết quảng cáo” được không?
“Quảng cáo là để giới thiệu công dụng, chức năng của sản phẩm, hướng dẫn người tiêu dùng có sự lựa chọn hợp lý, chứ không phải chỉ nhằm mục đích “mại dzô, mại dzô” - ngay từ phát biểu mở đầu, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, đã đặt vấn đề về trách nhiệm của người làm quảng cáo.
tung lên mạng bị chỉ trích có nội dung phản cảm. Ảnh: Internet
Theo các ý kiến trao đổi tại hội nghị góp ý sửa đổi dự thảo Luật Quảng cáo, có thể thấy dự thảo này đã siết chặt hơn về quảng cáo sản phẩm ở các phương diện, loại hình. Điển hình nhất là siết chặt về quảng cáo ở hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử. Tại khoản 1, điều 25 dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) có quy định: Nhà cung cấp chỉ được thực hiện quảng cáo với những khách hàng trước đó đã đăng ký thực hiện giao dịch và đối tượng chủ động đăng ký nhận quảng cáo thư điện tử; không được gửi quá 3 tin nhắn quảng cáo trong vòng 24 giờ.
Luật Quảng cáo cần phải xây dựng để lấp được lỗ hổng trong công tác quản lý hiện nay và đủ mạnh để “dẹp loạn” trong hoạt động quảng cáo nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Đó là mong muốn chung của nhiều đại biểu.
Còn nhiều vướng mắc, rắc rối
Một vấn đề đáng quan tâm về quảng cáo trên báo in được bà Nguyễn Thị Loan, Phó Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, đặt ra: “Luật Báo chí quy định báo in muốn ra phụ trương phải xin giấy phép nhưng quy định trong mục 2, điều 22 về quảng cáo trên báo in của dự thảo Luật Quảng cáo (cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo được phép ra phụ trương và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý Nhà nước ít nhất 30 ngày, không cần giấy phép - PV) lại đi ngược. Luật Quảng cáo không thể làm thay đổi Luật Báo chí hiện hành”.
Quy định về quảng cáo trên truyền hình cũng không ít rắc rối. Khoản 4 điều 24 quy định: “Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá 2 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo 4 lần”. Nhưng thực tế có triển khai thực hiện đúng hay không lại là chuyện khác, chưa kể quy định còn chung chung, “thế nào thì mới được xem là chương trình vui chơi giải trí” - bà Nguyễn Thị Loan đặt vấn đề. Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM, băn khoăn: “Chưa kể, có sự không thống nhất về việc xét duyệt các mẩu quảng cáo. Hiện nay, nhiều mẩu quảng cáo có đài cho là vi phạm không phát sóng nhưng cũng có những đài địa phương cho phát”.
Với quy định về quy hoạch quảng cáo ngoài trời - một lĩnh vực cũng được cho là “nóng” trên địa bàn TPHCM - nhiều đại biểu cho rằng còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và các bộ ngành liên quan.
Không chỉ “vướng mắc” ở trách nhiệm của các ban ngành liên quan, nhiều đại biểu còn cho rằng dự thảo Luật Quảng cáo chưa làm rõ được trách nhiệm của đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo. Trước nhất là quy định chưa thật cụ thể để các chủ thể của sản phẩm quảng cáo nắm rõ. Đối với yêu cầu “cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo”, nhiều đại biểu cho rằng đây là điều không dễ thực hiện, khó có sự đồng nhất từ các bên.
Sẽ có hội đồng thẩm định quảng cáo Dự thảo Luật Quảng cáo đã bổ sung quy định về thành lập hội đồng thẩm định quảng cáo.
Bình luận (0)