xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"5 trường ca"- góc nhìn thời hậu chiến

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang viết như một biên niên sử vừa gợi lại không khí của một thời đại hào hùng vừa chất chứa một niềm tin bất diệt và lan tỏa những hy vọng mới

45 năm đã trôi qua nhưng dư âm của cuộc chiến tranh vẫn còn vang vọng đâu đây. Đối với thế hệ vừa cầm súng vừa cầm bút như Nguyễn Thụy Kha với những năm tháng không thể nào quên, biết bao trăn trở, giày vò cứ âm ỉ cháy, "vì bao năm sau chiến tranh sống hèn sống đớn/ cuộc sống mà bạn mình ngã xuống trao cho/ đến nỗi bây giờ mới viết nổi câu thơ/ thật chân thực về hy sinh dâng hiến (Rừng đỏ).

Thắp nén hương lòng

Năm trường ca đồng hiện như năm anh em trên một chiếc xe tăng, năm ngón tay trên một bàn tay nghệ thuật; nhà thơ đã dẫn dắt người đọc từng bước một vào trận chiến, mà ở đó có "Rừng đỏ", "Hành lang thép", "Một chiến binh", "Những người đi qua biển" và "8 giờ". Các trường ca được sắp xếp theo chiều thời gian từ những ngày chiến tranh tàn khốc giữa Trường Sơn rực lửa đến khi đất nước hòa bình, rồi bước vào công cuộc đổi mới, kết thúc bằng thời hội nhập của một Việt Nam phát triển.

Đến với "Rừng đỏ" gồm 10 chương được kết cấu chặt chẽ, nhà thơ đã kể chuyện về cuộc đời người lính Trường Sơn từ lúc khoác balô từ giã gia đình, xa hơi ấm chiếu chăn với người vợ trẻ đến lúc người chiến sĩ trở về từ cõi chết và rơi vào bi kịch thời hậu chiến. Nghe câu chuyện về người lính, bạn đọc xót xa cho cả một thế hệ mà sức xuân để lại nơi cánh võng rừng xa: "Dằng dặc Trường Sơn chập chùng đèo dốc/ dằng dặc thời gian đạn bom xé nát/ sốt rét liên miên cái chết rập rình". Tưởng chừng ngày trở về hạnh phúc mỉm cười nhưng đâu ngờ "hết chia cắt lòng người lại rạn nứt/ bao tâm tư chìm đắm hoàng hôn". Bi kịch lại dồn dập khi người lính ấy lập lại gia đình cùng cô thanh niên xung phong lỡ thì và đứa con ra đời lại mang dị tật bẩm sinh từ cuộc chiến tranh. Rồi nhận lệnh tổng động viên, người chiến sĩ lại lên đường ra trận và lần này cái chết cũng chào thua, trả anh lại với gốc đa xưa cùng bộ tông-đơ cắt tóc. Thời hội nhập cuộc sống khá dần lên nhưng trong anh "người mất, người còn sống mãi trong hồi ức chiến tranh/ cay đắng nhận ra bạn ngã xuống thay mình...". Chứng kiến câu chuyện về một đời lính, người đọc xúc động cùng những trang viết thấm đẫm hiện thực, hài hòa trong cảm hứng bi hùng.

5 trường ca- góc nhìn thời hậu chiến - Ảnh 1.

Bìa sách “5 trường ca” của Nguyễn Thụy Kha

Nếu Bảo Ninh năm xưa bằng giọng văn chua xót trong "Nỗi buồn chiến tranh" thì Nguyễn Thụy Kha đã thay mặt đồng đội còn sống thắp nén hương lòng và thành tâm cầu nguyện cho những người đã ngã xuống: "Không còn thắng, không còn thua/ chỉ toàn mộng ước vui đùa ngàn sao".

Cái nhìn bao dung

"Hành lang thép" là khúc ca thứ hai, khá dài hơi với 12 chương, thi sĩ dành những vần thơ gan ruột để tôn vinh những tấm gương thầm lặng trong cuộc chiến giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn. Họ là những con người vô danh hy sinh tuổi xuân và "hạnh phúc hóa thân thành những cung đường", là người coi kho "cô lẻ một Robinson - chiến thắng chính mình"; là người gùi thồ: "chân bám đường, tay đẩy nặng"; người tài xế với "đoàn xe ngụy trang lá rừng già"; người giao liên mà cuộc đời "đều được tính bằng độ dài con đường" đã qua; người vận tải xăng dầu: "Máu và mồ hôi lại từng ngày thấm ướt/ trên từng đoạn ống dẫn xăng dầu"; người thông tin - "những vận động viên marathon/ chạy trên nếp nhăn trán mẹ Trường Sơn"; người bốc mộ "phải sống bằng cao cả/ mới dám dấn thân cho cuộc quy tập này". Bên cạnh những trang viết giàu chất sử thi, giọng thơ của Nguyễn Thụy Kha chùng xuống khi nghĩ về những con người bên kia chiến tuyến: "Họ chỉ là lính mà thôi/ chỉ được chết tức tưởi giữa trời/ chết âm thầm giữa Trường Sơn trầm mặc/ chỉ còn tên mà xác chẳng còn".

Đọc "5 trường ca" của Nguyễn Thụy Kha (NXB Hội Nhà văn, 2020), tuổi trẻ hôm nay được xem lại những thước phim quay chậm về chiến tranh bằng ngôn từ; thổn thức cùng những tháng năm không thể nào quên của một thế hệ anh hùng "sống giữa rừng như sống giữa làng quê". Trang viết của ông như một biên niên sử vừa gợi lại không khí của một thời đại hào hùng vừa chất chứa một niềm tin bất diệt và lan tỏa những hy vọng mới: "Đất nước vẹn toàn bởi bao mất mát/ bao người thành vô danh để cái tên Việt Nam cùng bản Quốc ca cùng cờ đỏ sao vàng/ vang lên và tung bay khắp năm châu bốn biển (8 giờ)".

Có thể nói không từng trải qua đời lính, nhà thơ không thể có cái nhìn bao dung đến vậy. Cái bi và cái hùng cùng những trải nghiệm chân thực về chặng đời vào sinh ra tử đã giúp Nguyễn Thụy Kha có trang viết lay động lòng người... 

Lần giở từng trang sách của Nguyễn Thụy Kha, ta rung ngân cùng cảm xúc của nhà thơ về cuộc chiến đã qua của dân tộc. Trong mắt nhìn của thời đại mới, tác giả đã thay mặt hàng triệu trái tim Việt Nam mong mỏi hòa bình đến cho toàn nhân loại và cùng xóa bỏ mọi định kiến, hận thù: “Chiến tranh đã lùi xa hàng mấy chục năm dài/ tôi mong những người lính đã ngã xuống bất cứ bên thua, bên thắng/ cũng vì đời mà tha thứ cho nhau”. Chính cảm hứng hào sảng cùng sự hài hòa giữa chất hiện thực và chất trữ tình, khả năng vận dụng linh hoạt thể tự do và thơ lục bát, ngôn từ chân thành gần gũi, “5 trường ca” của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha tuy viết về chiến tranh mà không sa vào sự bi quan, u ám.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo