xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn là việc cấp bách

Bài và ảnh: Phạm Trang

Vấn đề Bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn được PGS-TS - kiến trúc sư (KTS) Tôn Thất Đại đặt ra một cách thu hút và thuyết phục trong buổi diễn thuyết chiều 11-7, tại Đường sách TP HCM, do Khoa Thiết kế và Nghệ thuật Trường ĐH Hoa Sen phối hợp Đường sách TP HCM tổ chức.

PGS-TS-KTS Tôn Thất Đại cho rằng việc bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn là việc cấp bách và cần có định hướng lâu dài. Theo ông, với sự ảnh hưởng của đô thị hóa, "phá bỏ nhà cũ xây nhà mới", rất nhiều công trình bị phá đi, không loại trừ khả năng phá phải các di sản kiến trúc hiếm hoi, có giá trị. Vì thế, cần phải cấp bách thực hiện công việc thống kê lại những di sản kiến trúc và phân loại, công trình nào được phép tu sửa, công trình nào được phép phá đi và công trình nào tuyệt đối không được đụng vào.

Bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn là việc cấp bách - Ảnh 1.

PGS-TS-KTS Tôn Thất Đại trong buổi diễn thuyết

"Những nhà thờ, những ngôi đền, những tòa nhà… như của quý trong túi ta, nếu không giữ thì có ngày sẽ mất" - PGS-TS- KTS Tôn Thất Đại cảnh báo.

Theo PGS-TS-KTS Tôn Thất Đại, điều đặc biệt của di sản kiến trúc Sài Gòn chính là sự pha trộn đa dạng giữa các dòng văn hóa. Một chút của người Pháp, một chút của người Hoa, một chút của Phật giáo, một chút của Thiên Chúa giáo… nhưng vẫn tạo được nét riêng của nước Việt. Di sản kiến trúc Sài Gòn chính là bức tranh phản ánh nền văn hóa của Sài Gòn - nền văn hóa mở, không bài trừ cái mới. Cái quý chính là tiếp nhận yếu tố văn hóa khác nhưng lại biết cách biến yếu tố ấy trở thành của mình. Hòa hợp mà không hòa tan. Điều quý nhất của mọi dân tộc là chất riêng của dân tộc ấy, kiến trúc Sài Gòn đã làm được điều đó.

Một kiến trúc nếu được xây dựng ở Việt Nam thì thể nào cũng tồn tại yếu tố Việt Nam trong đấy. Ví dụ, nhiều biệt thự rất đẹp của phương Tây nhưng lại sử dụng gạch hoa tranh của Việt Nam lồng vào. Hay nhiều công trình mang đậm phong cách châu Âu nhưng lại sử dụng mái ngói của Việt Nam để che mưa che nắng. Như vậy, khi một mẫu kiến trúc nào đó được đem từ nước ngoài sang và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, nó đã trở thành kiến trúc của Việt Nam rồi. "Cần phải quan niệm thật sự rõ ràng, chính xác rằng bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn chính là ta đang tự bảo vệ đồ của ta chứ không phải đang giữ đồ giúp cho người khác" - PGS-TS-KTS Tôn Thất Đại khẳng định.

Theo PGS-TS-KTS Tôn Thất Đại, ở TP HCM tồn tại rất nhiều di sản kiến trúc rất đẹp, rất giá trị nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm, sự trân trọng đúng mức. Việc bảo quản chúng không phải là công việc riêng của những ai làm công tác bảo tồn. Công việc này cần được xã hội hóa. Có những công trình rất lớn như nhà thờ Đức Bà, ai ai cũng biết nhưng lại có những công trình nhỏ lẻ nằm trong hẻm ngách, dù rất quý nhưng người dân không biết để chung tay tham gia công tác bảo tồn. Như vậy, công tác tuyên truyền là rất quan trọng, muốn quần chúng tham gia thì phải làm sao để họ biết chúng ta có những gì quý giá, những gì đáng phải giữ gìn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo