xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chàng trai năm ấy ở Sài Gòn

Vũ Lam Hiền

Có lẽ tôi sẽ nhận lời về nhà chàng trai ấy nếu chàng có ghé lại lần nữa. Sài Gòn đã lưu giữ kỷ niệm đầu tiên về tình yêu của tôi như vậy đấy

Còn vài năm nữa là tôi bước sang tuổi 40, người ta gọi là độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, từ thuở thiếu thời, nhiều bạn bè đã chọc ghẹo tôi như bà cô già khó tính.

Khi tôi vừa học được vài tuần của học kỳ 1 của lớp 10 thì tôi bị cơn ho kéo dài. Tôi khá chủ quan, vì cơn ho cũng không phải bệnh nan y gì. Thêm vào đó, cơ quan mẹ tôi có tổ chức đi chơi ở Đầm Sen, có chương trình Băng đăng của Trung Quốc lần đầu tiên trưng bày tại Việt Nam. Cả nhà tôi háo hức, ai cũng muốn đi chơi cho biết, nói mẹ tôi đăng ký cho cả nhà đi chung. Tôi cũng đòi đi cho bằng được. Mẹ tôi lúc đầu còn lưỡng lự, nhưng sau đó thì đành chiều tôi.

Chàng trai năm ấy ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Trên những ngả đường ngược xuôi của đời sống, chúng tôi đã không gặp lại nhau

Vào khu tham quan, ai cũng áo lạnh dày cộm, đi lại trong khu nhà đầy những khối nước đá lạnh ngắt, điêu khắc thành những công trình kiến trúc xinh xắn, có lồng ánh đèn lung linh. Đi tham quan vui quá, nhưng về nhà thì bệnh ho của tôi trở nặng. Bệnh viện địa phương đề nghị chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Bố mẹ đưa tôi vào bệnh viện ở nội thành TP HCM. Ở nhà do bận nhiều công việc, nên bố mẹ gửi tôi lại phòng bệnh, nhờ các bệnh nhân khác để mắt trông chừng giùm. Bố mẹ chỉ ghé qua 30 phút- 1 tiếng mỗi ngày để đem quần áo, đồ dùng cho tôi. Tôi thấy việc ấy không vấn đề gì. Tôi ho nhiều đã bị trào dịch phổi, nên trong người mệt mỏi nhưng vẫn đi lại, sinh hoạt được, không cần người chăm sóc.

Kế bên giường bệnh của tôi là bà bệnh nhân lớn tuổi người gốc Sài Gòn (tôi nghe bố mẹ hỏi chuyện và bà ấy khoe vậy). Người nhà của bà Năm (tên bà bệnh nhân) lũ lượt ghé thăm bà, cứ mỗi ngày 2 ca sáng tối, mỗi lần là một nhóm họ hàng khác nhau. Họ cười nói vui vẻ, không hề bi quan gì về bệnh của bà Năm. Tôi thấy bà Năm da dẻ hồng hào, miệng lúc nào cũng móm mém cười, chắc hẳn bà luôn cảm thấy hạnh phúc vì con cháu luôn vây quanh chăm sóc.

Tôi thì thường ở một mình trong phòng bệnh, nằm trên giường bệnh, nghỉ ngơi và cố sao kềm lại đừng ho sù sụ nữa. Hoàn cảnh ấy chắc chẳng ai nói là đang hạnh phúc. Rồi một ngày kia, có hai đứa cháu trai của bà Năm ghé thăm. Con trai thành phố lớn có khác, ăn mặc đẹp và lịch sự lắm. Tuy nhiên, người anh đi ngang giường bệnh của tôi, nhìn vào bảng thông tin bệnh nhân treo ở giường bệnh của tôi thì bụm miệng cười khúc khích.

Tôi ngớ cả người không hiểu chuyện gì, lật đật ghé mắt nhìn cho rõ cái bảng thông tin. Nhân viên bệnh viên ghi như sau: Bà V.T.N.T (tên tôi)  – Tuổi: 61… Trời, đúng là muốn trợn mắt luôn, tôi mới có 16 tuổi. Hóa ra là đến ngay cả nhân viên bệnh viện cũng chê tôi mắc bệnh bà cô già quá. Tức muốn khỏi ăn cơm luôn. Mà tôi hay xấu bụng đói lắm. Thế thì tức không thèm cười cái nào luôn. Tôi nhìn lại cậu cháu trai của bà Năm và nguýt dài, không thèm nói gì. Kệ, tôi giận luôn hắn rồi.

Hai anh em trai đó trò chuyện, hỏi thăm bà Năm xong thì chào, xin phép ra về. Người anh đứng nép bậu cửa ra vào, ghé mặt vào kêu réo tôi:

Này, có chịu về nhà tớ cùng với tớ không. Tớ đảm bảo sẽ hết bệnh ngay.

Tôi đỏ bừng bừng mặt, chưa kịp nói gì, thì nghe tiếng hai anh em đấy đang đùa với nhau, chạy đi văng vẳng xa dần. Vậy là hai anh em họ đã rời khỏi phòng bệnh. May mà phòng bệnh lúc này chỉ có tôi và bà Năm. Bà lại cười móm mém như mọi khi. Tôi đâm tẩn ngẩn tần ngần, lưỡng lự trong lòng. Anh chàng cũng đẹp trai như diễn viên ấy chứ nhỉ. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, cây cối xanh tươi rung rinh trước gió, xa hơn, bên ngoài tường bao bệnh viện, loáng thoáng tiếng xe cộ chạy ầm ì. Cuộc sống náo động là thế, sao cứ mãi mắc bệnh bà cô già khó tính chi vậy ta? Tôi chờ chàng trai ấy quay trở lại ghé thăm bà Năm lần nữa. Nhưng sau cùng, tôi xuất viện mà không thấy chàng ấy ghé. Có lẽ đến lượt chàng đỏ mặt sao?

Sài Gòn – TP HCM mỗi lần tôi ghé thăm đều nhắc tôi về chàng trai năm tôi 16 tuổi. Có lẽ tôi sẽ nhận lời về nhà chàng trai ấy nếu chàng có ghé lại lần nữa. Người Sài Gòn tinh nghịch quá. Sài Gòn đã lưu giữ kỷ niệm đầu tiên về tình yêu của tôi như vậy đấy.

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo