xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chồng nhái": Cười mà đau

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Giữa hàng loạt tiếng cười bởi những trò diễn của các diễn viên trẻ, phút lắng đọng của câu chuyện chạm đến nỗi niềm của khán giả hôm nay

Vở kịch "Chồng nhái" của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, do nghệ sĩ Quốc Thảo dàn dựng, vừa công diễn tại Sân khấu kịch Quốc Thảo (81 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP HCM).

"Chồng nhái" nói về một gia đình, ở đó người vợ là chủ cơ sở sản xuất nước đóng chai kém vệ sinh nhái nhãn hàng của người khác, bất chấp hậu quả gây bệnh tật đối với cộng đồng. Lợi nhuận thu được bà dùng để sửa sắc đẹp và lăng-xê cậu con trai bất tài nhưng lúc nào cũng muốn trở thành ngôi sao ca nhạc. Ngay người chồng vốn là cán bộ thanh tra ngành thương mại biết được việc làm sai trái của vợ chỉ phản kháng bằng cách bỏ nhà ra đi, để không tiếp tay làm điều bất nhân.

Chồng nhái: Cười mà đau - Ảnh 1.

Cảnh trong vở “ Chồng nhái”

Để có một người chồng xuất hiện trong chương trình ca ngợi các doanh nhân thành đạt có mái ấm gia đình hạnh phúc, bà chủ hãng nước đóng chai dỏm đã thuê một anh chàng bị câm có vóc dáng, gương mặt giống hệt chồng mình, hô biến thành "ông xã". Từ sự trớ trêu này dẫn đến những rạn nứt trong gia đình bà, nơi còn có cô con gái biết lẽ phải, buộc mẹ phải dừng lại.

Vở kịch được dàn dựng theo phong cách náo kịch. Giữa những tiếng cười vui nhộn bởi những trò diễn của các diễn viên trẻ, phút lắng đọng của câu chuyện chạm đến nỗi niềm của khán giả hôm nay. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không khó bắt gặp thói thờ ơ, vô cảm, dường như vô cảm đã trở thành căn bệnh trong xã hội hiện đại.

Làm giàu một cách vô cảm, "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi". Có cả việc muốn nổi danh trong ngành nghệ thuật bất chấp thủ đoạn và bỏ tiền mua hạnh phúc giả tạo để phô trương hình ảnh trên các phương tiện truyền thông. Tất cả những mặt trái của thói vô cảm đã được vở kịch phơi bày.

Vở kịch "Chồng nhái" cũng đặt ra câu hỏi: "Vô cảm từ đâu mà ra?" và đi tìm lời giải. Nó liên quan đến hệ thống giá trị truyền thống đang ở giai đoạn thách thức. Vấn đề ở đây là đạo đức xã hội đang bị xuống cấp. Những giá trị ảo đang lên ngôi.

Vở kịch "Chồng nhái" cảnh báo chức năng giáo dục của gia đình đang bị suy giảm. Các thiết chế trong gia đình hiện đại chưa đủ mạnh để củng cố, duy trì nền tảng đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị suy giảm để cái giả tràn lan, đến người chồng cũng có thể bị làm "nhái". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo