xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có gì ở triển lãm "Đàn ông toàn cầu lên tiếng" khai mạc ngày 8-3?

D.Ngọc

(NLĐO)- Sáng kiến #globalguytalk của Thụy Điển mời nam giới nói về những điều họ hiếm khi nói tới đã được giới thiệu tại Việt Nam trong sự kiện khai mạc chiều tối nay 8-3.

#GlobalGuytalk (Đàn ông toàn cầu lên tiếng) là một triển lãm khai mạc ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 tại Hà Nội nhằm đề cập đến vai trò nam giới trong xã hội và một số trở ngại của nam giới khi nói chuyện, chia sẻ về cảm xúc. Sự kiện nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò của nam giới trong việc giải quyết bình đẳng giới, một chủ đề quan trọng và được ưu tiên ở Thụy Điển cũng như ở Việt Nam.

Có gì ở triển lãm Đàn ông toàn cầu lên tiếng khai mạc ngày 8-3? - Ảnh 1.

Khách dự lễ khai mạc tìm hiểu những pano được trưng bày

Sự kiện #globalguytalk do Viện Thụy Điển và Tổ chức phi lợi nhuận Make Equal, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội trong vòng 1 tuần. Tại sự kiện có triển lãm trưng bày 21 pano với 5 chủ đề là những câu trích về cảm nhận, suy nghĩ của đàn ông Thụy Điển về cuộc sống của họ được trích từ những cuộc trò chuyện của họ với nhau. Nam giới cũng có những tâm tư và rào cản của riêng. Việc được giãi bày và lắng nghe giúp chính họ và những người xung quanh họ thêm thấu hiểu về những suy nghĩ, mong muốn từ phía nam giới, để cùng nỗ lực vì mục tiêu chung là một xã hội bình đẳng.

Thụy Điển được xếp hạng là một trong những quốc gia bình đẳng giới nhất trên thế giới. Sáng kiến bình đẳng giới "Khi đàn ông lên tiếng" của Thụy Điển ra mắt lần đầu vào năm 2016 và từ đó đã thu được nhiều thành công.

Điểm khác biệt là sáng kiến bình đẳng giới này bắt đầu từ phía đàn ông chứ không phải phía phụ nữ. Liệu khi những người đàn ông ăn tối với bạn bè nam giới của mình có thể tăng bình đẳng giới không? Câu hỏi này chính là điểm khởi đầu cho một sáng kiến có tên "bữa tối của đàn ông" vào năm 2016 của tổ chức bình đẳng Make Equal. Kể từ đó, vô số bữa tối của đàn ông đã được tổ chức trên khắp Thụy Điển - trong quốc hội, trong các câu lạc bộ bóng đá và tại nhà riêng, với những người tham gia chia sẻ kinh nghiệm của họ về mọi khía cạnh, từ tình yêu, tình dục đến lòng tự trọng và những điều tổn thương.

Video clip giới thiệu Sáng kiến #globalguytalk của Thụy Điển

Phát biểu khai mạc triển lãm "Đàn ông toàn cầu lên tiếng" chiều tối 8-3 tại Hà Nội, Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe cho biết "Mục đích của chương trình là để nam giới có cơ hội tham gia vào các cuộc trò chuyện về các chuẩn mực và kỳ vọng tạo ra họ và cách thức họ có thể đóng góp để tạo ra một xã hội bình đẳng hơn". Đại sứ Måwe nhấn mạnh: "Mục tiêu tổng thể của bình đẳng giới là một xã hội trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng các cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một yếu tố giúp đạt được điều đó chính là khi nam giới hiểu được cơ hội của mình, là một phần của sự thay đổi tích cực, để phản ánh hoàn cảnh của chính họ. Tôi tin rằng cần có một mối quan hệ gia đình lành mạnh mà đàn ông nói chuyện với nhau và vượt qua tâm lý gia trưởng phổ biến là không chia sẻ cảm xúc".

Có gì ở triển lãm Đàn ông toàn cầu lên tiếng khai mạc ngày 8-3? - Ảnh 3.

Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe hát biểu khai mạc triển lãm "Đàn ông toàn cầu lên tiếng"

Có gì ở triển lãm Đàn ông toàn cầu lên tiếng khai mạc ngày 8-3? - Ảnh 4.

Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Hải Vân cho rằng hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều diễn đàn để nam giới có cơ hội được nói lên suy nghĩ tâm tư của mình liên quan tới vấn đề bình đẳng giới. Chính điều đó cho chúng ta thấy rằng bình đẳng đôi khi không đến từ những gì to tát, mà nó bắt nguồn từ sự hòa hợp, lắng nghe để thấu hiểu tâm tư, tình cảm và mong muốn từ hai phía… Từ đó, cùng chung tay, cam kết và nỗ lực để xây dựng một xã hội bình đẳng hơn.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng: Một trong những yếu tố làm giảm sự tự tin của nam giới khi tham gia vào quá trình bình đẳng giới là việc chúng ta thiếu các hình mẫu tích cực của nam giới trong xã hội, cũng như trên các phương tiện truyền thông. "Để đạt được sự bình đẳng trong xã hội, tôi tin rằng chúng ta sẽ chỉ thành công khi có sự tham gia của cả nữ giới và nam giới"- ông Hoa Nam nói.

Món quà đặc biệt trên độ cao 10.000 m

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay, Vietnam Airlines bắt tay cùng HopeBox - doanh nghiệp xã hội hướng đến phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình - mang đến những món quà trên không đặc biệt cho hành khách.

Anh 6

Tiếp viên tặng quà cho hành khách trên chuyến bay ngày 8-3

Gần 1.000 hộp quà ý nghĩa đã được chuẩn bị từ chính đôi bàn tay của những người phụ nữ vừa thoát khỏi bạo lực gia đình và bắt đầu cuộc sống mới tại HopeBox. Mỗi phần quà là những chiếc bánh quy ngọt ngào đầy màu sắc, được viết lên lời chúc nhân ngày 8-3 kèm theo tấm thiệp với thông điệp: "Mỗi người phụ nữ là một bông hoa, xứng đáng được nâng niu, tôn trọng, tự do, bình đẳng, trao cơ hội và công nhận".

Để những chuyến bay thêm phần ý nghĩa, lần đầu tiên các phi công nam của Vietnam Airlines đã trình diễn những ca khúc tôn vinh phụ nữ ngay trên máy bay thay cho lời chúc tốt đẹp gửi tới các hành khách nữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo