xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cú ngã nhớ đời

Nguyễn Hà Tiên

Dù TP HCM là nơi tập trung người tứ xứ nhưng người TP HCM luôn biết quên mình khi làm việc nghĩa, đây là tố chất đặc trưng của những người sống ở đây hàng thế hệ truyền lại cho mọi người dân TP

Vốn là người có tửu lượng yếu nên tôi ít khi lai rai với bạn bè. Tuần rồi do sinh nhật người bạn thân nên tôi phải đến nơi tổ chức tại đường Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM) và có uống mấy ly rượu mời trong cuộc vui.

Tám giờ tối, do người nhà gọi về gấp vì có khách ở quê tới thăm nên tôi không kịp gọi taxi, mà đi xe máy về nhà ở ngã tư Phú Nhuận vì chủ quan là đường gần. Khi quẹo trái từ đường Điện Biên Phủ sang đường Pasteur cho ít xe cộ, do rượu ngấm vào cơ thể cộng thêm mấy cơn gió mát lạnh nên tôi…ngủ gục trong vài giây.

Khi tôi giật mình và mở mắt ra thì thấy đang nằm tại…vỉa hè của đường Điện Biên Phủ - Pasteur, xung         quanh toàn là người lạ. Chưa biết chuyện gì xảy ra thì một bác đi đường lớn tuổi ôn tồn nói: "Cháu đang đi xe máy thì tự té vì say rồi! Vài người đi cùng chiều đã dừng xe, đưa cháu vào vỉa hè, may mà không bị gì nặng!".

Tôi nói câu cảm ơn mọi người thì hai bạn trẻ đi trên một xe máy hỏi tôi: "Nhà anh ở đâu? Anh đọc mật khẩu điện thoại để em gọi người nhà đến đưa anh đi bệnh viện, chứ anh không đi được đâu!". Theo quán tính, tôi rút cái điện thoại mới mua đưa cho hai bạn trẻ tốt bụng. Dò cuộc gọi gần nhất, bạn trẻ ấy gọi người nhà tôi đến vị trí này để đưa tôi đi bệnh viện. Sau đó, họ đưa điện thoại lại cho tôi và dặn cất cẩn thận kẻo bị rớt.

Trong lúc chở người nhà đến đón, một người đi đường khác lấy xe máy của tôi gửi nhờ vào một bãi giữ xe gần đó rồi lấy phiếu giữ xe, dặn tôi cất kỹ trong bóp để mai ra lấy, cứ yên tâm chờ người nhà đến chở về. Một chị phụ nữ khác thì tất tả dừng xe máy, lấy cái khăn trong cốp xe để lau hết vết trầy xước trên tay, chân của tôi. Vừa làm, chị vừa nói lời dịu hiền như người chị thân thương: "May mà chỉ trầy xước ngoài da, các bộ phận quan trọng của cơ thể đều không bị nguy hiểm!".

Cú ngã nhớ đời - Ảnh 1.

CSGT làm việc sau một vụ va chạm giao thông trên đường phố TP HCM

Tôi ngồi trên vỉa hè, chỉ biết nhìn những người xa lạ trên đường, đủ giọng nói, đủ các vùng miền, độ tuổi, nhưng họ đã dừng lại để chăm sóc cho tôi như một người thân. Họ đã không bỏ mặc một người gặp nạn trong đêm tối. Lúc ấy, tôi chợt lóe lên suy nghĩ, trên đường mình đi công việc mỗi ngày, thỉnh thoảng có gặp những người bị té xe, quẹt xe, thậm chí tai nạn do say xỉn…, có khi vội quá mà mình lại bỏ đi, sao không lại hỏi han chuyện gì với nạn nhân? Khóe mắt tôi cay xè.

Vài phút sau, người thân của tôi tới, có nhã ý tặng ít "tiền cà phê" cho một số ân nhân trên đường nhưng tất cả họ đều từ chối khéo và lên xe máy nổ chạy đi, hòa lẫn giữa dòng người đông đúc. Tôi nhìn theo họ, một chút ái ngại, trân trọng hòa lẫn, mà chưa kịp hỏi tên hay số điện thoại để có dịp cảm ơn.

Rất may, vết thương của tôi chỉ trầy xước ngoài da, đầu gối bị rách da mà thôi. Sau khi sơ cứu xong, tôi được về nhà an toàn. Vài ngày sau, vết thương đã lành lặn nhưng hằng đêm tôi vẫn thầm cảm ơn những ân nhân mà mình đã từng gặp trên đường. Nếu không có họ, có lẽ tôi sẽ bị vết thương rất nặng thậm chí là những biến cố khác. Ngồi viết những dòng này, chỉ mong sao các vị ân nhân của tôi đọc được và tiếp tục lan tỏa tình yêu thương tốt đẹp trên đường phố TP HCM. Riêng tôi từ nay sẽ luôn cứu giúp nếu trông thấy có người bị sự cố trên đường thay vì sợ trễ công việc như trước đây, bởi "cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp". Khi chúng ta truyền đi thông điệp về sự nghĩa hiệp, quan tâm đến người bị nạn thì lối sống tích cực ấy sẽ làm cho xã hội thêm tốt đẹp hơn.

Qua lần bị nạn trên đường, tôi rút ra kinh nghiệm là không nên cả nể trong các buổi tiệc và quan trọng hơn là "đã uống rượu bia thì không lái xe" vì nếu không bị CSGT xử phạt, đo nồng độ cồn thì cũng rất dễ xảy ra tai nạn.

TP HCM là vậy, đâu đó vẫn còn rất nhiều tấm lòng nghĩa hiệp, hào sảng, sẵn sàng gác lại lợi ích riêng tư để cứu người, giúp đời. Họ âm thầm làm mà không đòi hỏi điều kiện nào cả. Đơn giản là việc nghĩa hiệp xuất phát từ mỗi trái tim. Dù TP HCM là nơi tập trung người tứ xứ, đủ thành phần, đủ giọng nói nhưng người TP HCM đã luôn sống vì người khác và biết quên mình khi làm việc nghĩa, đây là tố chất đặc trưng của những người sống ở đây hàng thế hệ truyền lại cho mọi người dân TP. Trên mảnh đất thấm đẫm tình người này chợt thấy ấm lòng khi đêm về và cảm giác như nắng dịu lại giữa mùa hanh hao. Chỉ biết nói cảm ơn cuộc đời và cảm ơn Sài Gòn- TP HCM!

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo