xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cưu mang những phận nghèo

Phạm Hải Miên

Khung cảnh thành phố từ những ngày tôi sống cho đến nay đã đổi khác thật nhiều. Những phận đời cứ thế đến với thành phố phương Nam như những đàn chim thiên di

Hai tiếng "Sài Gòn" văng vẳng bên tai tôi từ tấm bé. Đó là những câu hỏi: "Má đi thành phố chữa bệnh rồi hả con? Ba má vào Sài Gòn khi nào về? …" Đến khi lớn lên, tôi được biết nhiều hơn về thành phố này, khác hẳn với những suy nghĩ ngày xưa, một Sài Gòn - TP HCM thân thương, chân tình.

Thuở còn bé, khi nhắc đến Sài Gòn, tôi luôn có cảm giác sợ hãi. Đó là nơi mẹ tôi đã phải oằn mình chống chọi với những cơn đau. Đó là nơi vắt cạn từng đồng xu cắc bạc của gia đình tôi từ bệnh viện, hàng quán đến mọi dịch vụ công cộng. Thời đó, thành phố này trong mắt một đứa bé như tôi thật xa xỉ, tốn kém và buồn bã.  

Những ngày đầu đặt chân đến TP HCM, tôi vẫn bị ám ảnh bởi sự tốn kém mà ba má phải trải qua trong chi tiêu, chữa bệnh. Tôi luôn tìm kiếm những nơi, những thứ rẻ nhất trên đất này: nhà trọ, quán ăn, vật dụng lẫn những trung tâm tiếng Anh. Bạn có tin, những nơi tôi săn lùng ấy thật nhiều trên mảnh đất Sài Gòn: chợ "đồ si" Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, chợ Bàn Cờ quận 3, phố sách cũ Trần Nhân Tông quận 5, phố ve chai Nơ Trang Long quận Bình Thạnh và cả nơi tôi trọ ở - làng đại học Thủ Đức. Chính những nơi đó, những con phố, những dãy chợ đã lưu dấu biết bao điều mộc mạc, hoài niệm của một Sài Gòn xưa cũ. Nhưng cũng chính những nơi như thế đã đem lại một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho những phận nghèo như tôi.

Cưu mang những phận nghèo - Ảnh 1.

Công nhân mua khăn "hàng si" tại chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TPHCM Ảnh: THOẠI AN

Những ngày sống trên đất TP HCM, điều tôi cảm nhận rõ nhất là tấm chân tình. Thứ tình cảm phát xuất từ sự chân thành của những con người đôn hậu nơi đây. Đó là những bình trà đá bên lề đường giữa những hôm thành phố đón trận nắng gắt, những phần cơm giá rẻ hay miễn phí do các tổ chức từ thiện trao gửi. Đó là những chàng hiệp sĩ đường phố trượng nghĩa. Đó là những dịch vụ vá lốp hay xe ôm không đồng cho những người gặp cảnh ngặt nghèo. Nơi mảnh đất này, còn vô vàn chuyện chân tình như thế, không thể kể hết bằng lời.

Có lẽ vì nghèo nên kỷ niệm của tôi cũng gắn liền với những phận người vất vả mưu sinh giữa lòng thành phố. Đó là cô bánh mì thân quen đầu ngõ, bác hủ tiếu sau những lần đi làm về khuya. Tôi còn quen biết anh hát rong, em bé bán kẹo kéo để trang trải cho cuộc sống khó khăn, lạc lõng giữa phố xá đông người. Nơi đó, tôi còn biết đến tiếng rao thân tình pha lẫn tiếng gọi mời mua bán đủ mặt hàng từ những chiếc loa vẫn râm ran chảy đều dọc ngang phố phường.

Khung cảnh thành phố từ những ngày tôi sống cho đến nay đã đổi khác thật nhiều. Những tòa nhà chọc trời ồ ạt mọc lên. Những cầu vượt, đường phố được xây dựng và mở rộng. Lớp người này đi thì lớp người khác đến. Những phận đời cứ thế đến với thành phố phương Nam như những đàn chim thiên di. Người TP HCM cũng vì thế hiện đại hơn, văn minh, tiến bộ và bận rộn.

Bây giờ, khi ôn lại những kỷ niệm gắn với thành phố này, tôi mới hiểu được đôi chút về một Sài Gòn của ba má ngày xưa. Ba má tôi chưa bao giờ than trách hay có những lời lẽ không thiện cảm về thành phố này. Có chăng, chỉ vì cái nghèo và bệnh tật đeo bám nên dù thành phố tuyệt đẹp đến đâu thì chật vật lo toan trong những tháng ngày ấy đã choán đầy trong lòng ba má. Còn với tôi, TP HCM vẫn là nơi đáng sống, nơi lưu dấu biết bao kỷ niệm buồn vui, nơi tôi phải nói lời cảm ơn mỗi khi nhắc về thành phố thân thương, chân tình và cần mẫn vươn mình này.

Cảm ơn TP HCM đã giúp tôi trưởng thành.

Cảm ơn TP HCM đã cho tôi tình người ấm áp, quảng đại và bao dung.

Cảm ơn TP HCM đã cho tôi cơ hội để viết lên đây những lời yêu thương, những điều đẹp đẽ nhất về thành phố. Và hơn cả, cảm ơn TP HCM đã giúp má tôi có thể sống tiếp cho đến ngày hôm nay.

Ai rồi cũng sẽ lớn lên và trải qua những thăng trầm của cuộc sống. TP HCM luôn mở ra cơ hội cho mọi người.

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo