xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đấu giá mỹ thuật: Có đáng tin?

Hòa Bình

Nhiều người trong giới chuyên môn tỏ ra khó hiểu khi nhà đấu giá có thể đưa tác phẩm lên sàn đấu giá mà không có hồ sơ tác phẩm

Buổi họp báo chiều 5-9 của sàn đấu giá Chọn (Hà Nội) nhằm làm sáng tỏ vụ bức tranh "Con gái nhà văn Dương Thu Hương" của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương bị tố là giả mạo để trục lợi vẫn chưa giải đáp được những băn khoăn của công chúng. Có rất nhiều sự việc liên quan đến việc khẳng định tác phẩm thật - giả tại các sàn đấu giá tác phẩm nghệ thuật thời gian qua khiến công chúng hoang mang.

Thật - giả lẫn lộn

Vụ việc nóng lên hôm 3-9, khi họa sĩ Nguyễn Văn Đông đăng lên trang Facebook cá nhân nội dung khẳng định bức tranh lụa có chữ ký "g Huong 95" được đấu giá ở lot 21 phiên đấu giá số 15 tại nhà đấu giá Chọn (17 Trần Quốc Toản, Hà Nội) không phải tranh của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương. Theo họa sĩ Nguyễn Văn Đông, đây là một bức tranh chép lại từ tác phẩm của chính ông.

Đấu giá mỹ thuật: Có đáng tin? - Ảnh 1.

Bức tranh sơn dầu do họa sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện (Ảnh do họa sĩ cung cấp)

Đấu giá mỹ thuật: Có đáng tin? - Ảnh 2.

Bức tranh lụa có lai lịch bí ẩn, chưa xác định thật giả (Ảnh do nhà sưu tập cung cấp)

Đại diện Chọn cho biết đầu tháng 7-2018, nhà sưu tầm Phạm Việt Phương (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) gửi đến nhà đấu giá này một bức tranh lụa chân dung bé gái kích thước 50x40 cm, tên tác phẩm: "Con gái nhà văn Dương Thu Hương", tác giả Vũ Giáng Hương, được cho là sáng tác năm 1995, có chữ ký "g Huong 95" góc dưới phải, mức giá đề xuất 3.000 USD. Theo nhà đấu giá Chọn, biên bản giao nhận tác phẩm với các nội dung do Phạm Việt Phương cung cấp có đầy đủ chữ ký của nhà sưu tập này và nhân viên nhà đấu giá. Sau khâu thẩm định sơ bộ, tác phẩm đã được trưng bày công khai trước công chúng tại nhà đấu giá Chọn từ ngày 23 đến 28-7.

Ngày 29-7, nhà đấu giá Chọn đem bức tranh thuộc sở hữu của nhà sưu tập Phạm Việt Phương bổ sung vào danh sách tác phẩm đấu giá trong phiên số 15, lot 21 với mức khởi điểm 70 triệu đồng (tương đương với mức giá đề xuất là 3.000 USD). Tuy nhiên, bức tranh không được giao dịch và nhà sưu tầm Phạm Việt Phương đã nhận lại sau phiên đấu giá.

Họa sĩ Nguyễn Văn Đông khẳng định cách đây khoảng 8 tháng, ông nhận lời vẽ một bức chân dung sơn dầu theo đơn đặt hàng từ bức ảnh chụp bé Bảo Khánh, con gái của gia đình chị Phạm Quỳnh ở Hà Nội. Sau đó, vào tháng 4-2018, họa sĩ Nguyễn Văn Đông cho phép một nữ sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tên là Bùi Thị Hằng chuyển thể bức chân dung bé Bảo Khánh từ thể loại sơn dầu sang tranh lụa để làm bài tập chuyên khoa tại trường. Đến tháng 7-2018, họa sĩ Nguyễn Văn Đông phát hiện bức tranh lụa do sinh viên Bùi Thị Hằng chuyển thể được ký tên "g Hương 95" thuộc sở hữu của nhà sưu tầm Phạm Việt Phương và nằm trong danh sách đấu giá phiên số 15 tại nhà đấu giá Chọn như đã nêu trên.

Tuy mức giá đề xuất cho bức tranh không cao và tranh cũng chưa được giao dịch thành công nhưng họa sĩ Nguyễn Văn Đông cho rằng khi phát hiện sự việc, ông cảm thấy đau đớn. Công chúng ngỡ ngàng, bức xúc, nhiều người lên tiếng đòi công lý bởi đây là hành vi giả mạo, xúc phạm cố họa sĩ Vũ Giáng Hương để trục lợi.

Rắc rối khó lường

Tại buổi họp báo chiều 5-9, tức chỉ sau khi vụ việc được phát hiện 2 ngày, ban điều hành nhà đấu giá Chọn khẳng định: "Đầu tiên, đây là sự việc liên quan trực tiếp đến nhà đấu giá Chọn vì tác phẩm đã được đưa ra trưng bày, đấu giá. Để xảy ra sự việc tranh chấp này, nhà đấu giá Chọn không thể chối bỏ trách nhiệm và mong muốn cùng các bên liên quan xác minh thông tin một cách rõ ràng, trung thực".

Tại buổi trao đổi công khai với báo chí, nhà đấu giá Chọn chỉ có thể mời được họa sĩ Nguyễn Văn Đông và nhà sưu tập Phạm Việt Phương; trong khi đã liên lạc với đại diện gia đình cố họa sĩ Vũ Giáng Hương nhưng vì lý do cá nhân, họ không tới tham dự được. Họa sĩ Nguyễn Văn Đông cũng chỉ đến một mình, không đi kèm sinh viên Bùi Thị Hằng và đại diện gia đình bé Bảo Khánh. Vì vậy, lai lịch của bức tranh vẫn vô cùng bí ẩn.

Nhà sưu tập Phạm Việt Phương khẳng định ông là người chơi đồ cổ lâu năm, đã sở hữu bức tranh "Con gái nhà văn Dương Thu Hương" từ khoảng hơn 3 năm trước chứ không phải mới mua. Nhà sưu tập cho biết ông hơi ngạc nhiên, khó hiểu vì những nét tương đồng giữa 2 tác phẩm, trong khi bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Đông vừa đưa ra với công chúng cách đây 2 ngày.

Họa sĩ Nguyễn Văn Đông nói có thể cho mọi người xem quá trình vẽ bức tranh sơn dầu này. Thế nhưng, điều đó không phải là căn cứ, cơ sở để chứng minh thời điểm vẽ bức tranh sơn dầu, trừ khi dùng phương pháp khoa học để xác định thời điểm vẽ cho các bức tranh liên quan. Về điểm này, đại diện nhà đấu giá Chọn khẳng định sẵn sàng thử tuổi tranh với tất cả các biện pháp có thể.

Cơ sở pháp lý lỏng lẻo

Nhiều nhà chuyên môn thắc mắc về việc tại sao nhà sưu tập và nhà đấu giá có thể đưa tác phẩm lên sàn đấu giá mà không có hồ sơ tác phẩm? Nhà sưu tập Phạm Việt Phương khẳng định: "Tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tác phẩm gửi cho nhà đấu giá".

Để xảy ra những rắc rối như vậy, phải khẳng định rằng việc thẩm định tác phẩm đưa vào đấu giá còn rất sơ sài, qua loa. Ông Trần Quốc Hùng, Giám đốc điều hành nhà đấu giá Chọn, bày tỏ: "Chúng tôi xin thành thật cáo lỗi tới các họa sĩ, nhà sưu tập, công chúng yêu nghệ thuật về sự cố này. Chúng tôi cam kết sẽ tăng cường, củng cố hơn nữa về quy trình, đội ngũ chuyên gia trong công tác thẩm định, chuẩn bị nội dung và giới thiệu tác phẩm đến với các nhà sưu tập, công chúng yêu nghệ thuật". 

Kỳ tới: Bán tranh "giá trên trời" ở sàn đấu

Chỉ nói miệng

Từ những gì diễn ra tại buổi tiếp xúc báo chí chiều 5-9 ở nhà đấu giá Chọn, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP HCM) đặt vấn đề: "Bản thân họa sĩ Nguyễn Văn Đông không cho biết sinh viên tên Bùi Thị Hằng tại sao lại không ký tên vào bức vẽ bài tập ở trường. Họa sĩ cũng không trả lời được câu hỏi tại sao lại vẽ bức tranh sơn dầu của mình từ một bức ảnh chụp? Như thế là tác phẩm tranh chép hay tranh vẽ sáng tác thuần túy? Bản quyền của một tác phẩm theo đơn đặt hàng còn thuộc về chính nhân vật được vẽ trong tranh - tại sao chủ thể đó không có mặt tại buổi họp báo?".

Luật sư Bùi Quốc Tuấn cho rằng nếu sinh viên Bùi Thị Hằng thực sự nộp cho trường bức tranh ấy, cô hoàn toàn có quyền chứng minh bằng văn bản thời điểm nộp bức tranh, có quyền khởi kiện ra tòa để chứng minh bức tranh là sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, nếu các bên chỉ nói miệng thì không giải quyết được vấn đề gì cả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo