Với không ít người đàn bà làm thơ (hay không làm thơ), mối giao cảm của họ với thơ là có thật. Do đó, nếu có hồn nhiên thì cũng bởi tâm giao, còn khi đối diện với chính mình thì sự hồn nhiên đã bay đi, thay vào đó là những nỗi niềm đã cô đọng, nén chặt, òa vỡ… Đó là "Động dằm xưa điếng lần đau/lên cơn nhưng nhức xước câu thơ dài"; đó là sự bất ngờ đến hụt hẫng, nhận ra chỉ là hoang tưởng sau những lời cảm ơn về điều tốt đẹp đã từng hiện hữu; "Em nhớ người độc thoại với mưa rơi"…

Người thiếu phụ ngỡ rằng hồn nhiên trong thơ Cúc Vàng đau cả từng ý nghĩ. "Sầu nhớ buồn thương treo cuối giá/ lâu lâu ngắm nghía lại đau vùi" ("Lau chùi kỷ niệm"). "Nhiều lúc vui với sự cô đơn/nhiều lúc khóc vì sự cô đơn" ("Tưởng chừng như bất khả"). Trong sự cô đơn bao bọc, người thiếu phụ quen dần, chấp nhận và sống, đem ưu tư trĩu nặng vào thơ. "Vo ve giấc nhớ đang say/nghe khuya hành xác/đọa đày/ khuya ơi" ("Khó ngủ").
Đọc thơ Cúc Vàng, thấy cái tình sâu nặng, từ tình mẹ cha, gia đình đến tình cảm yêu đương. Chị viết chân thành, trau chuốt, mềm mại mà sắc sảo. "Đừng tưởng thời gian sẽ làm nguôi ngoai. Đừng tưởng cứ cười cứ vui là hết nặng lòng. Đừng tưởng thả trôi theo tiếng hát là tìm được lãng quên"... Vâng, mang theo hết và hồn nhiên sống.
Bình luận (0)