xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để không còn "thi xong rồi về"

Hoàng Thuận

"Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Cuộc thi diễn ra tại Khánh Hòa từ ngày 10 đến 14-6 và tỉnh Hòa Bình từ ngày 20 đến 26-6, đã thu hút sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 37 đơn vị nghệ thuật trên cả nước.

Ban tổ chức đã trao 30 giải nhất, 51 giải nhì, 12 giải ba cho các tiết mục. Ban tổ chức cũng trao giải xuất sắc cho các thành phần sáng tạo gồm: chỉ huy dàn nhạc xuất sắc (NSƯT Trần Quốc Đạt, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội); nhạc công chính xuất sắc (Sơn Si Phone, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh).

Để không còn thi xong rồi về - Ảnh 1.

Một tiết mục trong buổi lễ bế mạc “Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023” (Ảnh do BTC cung cấp)

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, qua cuộc thi, các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã đem đến cho khán giả yêu âm nhạc nhiều cảm xúc cùng cái nhìn đa chiều và ấn tượng sâu đậm về nhạc cụ các dân tộc.

Giới nghệ nhân cũng phấn khởi khi biết cuộc thi năm sau sẽ không "thi xong rồi thì thôi", các tiết mục đoạt giải thưởng sẽ có dịp diễn quảng bá cho cộng đồng thưởng thức... Bởi các cơ quan, đơn vị chức năng phụ trách các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát có nghệ sĩ, nhạc công dự thi đã có kế hoạch tiếp tục quan tâm, đầu tư cho lực lượng văn nghệ sĩ đã tham gia cuộc thi, cùng những chính sách thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các lớp nghệ sĩ, nhạc công trẻ để tạo lực lượng kế thừa.

Các nhà chuyên môn cho rằng cần tham khảo cách làm hay của lĩnh vực sân khấu tại TP HCM, sau mỗi cuộc thi thường sẽ có nhiều đợt công diễn quảng bá các tiết mục đã giành huy chương (giải Trần Hữu Trang là một minh chứng sống động cho cách làm này). Những người trong cuộc cũng cho biết với loại hình đờn ca tài tử và hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc ít nhiều có sự khác biệt so với sân khấu cải lương nên việc tiếp tục quan tâm, đầu tư sau cuộc thi cần có cách tiếp cận phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị chức năng phụ trách các đơn vị nghệ thuật đã có quyết tâm không để tái diễn tình trạng "thi xong rồi về"; các văn nghệ sĩ cũng phấn khởi khi sẽ có thêm sân chơi để làm nghề.

Vấn đề còn lại là Cục Nghệ thuật biểu diễn cần sớm có những tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp và khả thi để cải thiện chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ, nghệ nhân trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật nói chung và các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ truyền thống Việt Nam nói riêng. Có như vậy mới thu hút, phát hiện, đào tạo nghệ sĩ, nhạc công tài năng về âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo