xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấc mơ 26 năm của nghệ sĩ Trần Lực

Hoàng Lan Anh

Sau 26 năm từ khi du học trở về, đạo diễn ở tuổi 54 này mới có thể thực hiện được giấc mơ sân khấu của mình bằng "cuộc chơi" mạo hiểm, lập sân khấu tư nhân

Buổi ra mắt chính thức của LucTeam với vở "Cơn ghen của Lọ Lem" tối 2-12 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội đông chặt khán giả. Người đến để ủng hộ, người đến vì tò mò đạo diễn 54 tuổi này sẽ làm gì với sân khấu sau mấy chục năm gắn bó với điện ảnh - truyền hình. Và họ đã có câu trả lời, đó là một vở kịch đầy những thứ lạ, từ sân khấu, diễn viên đến cách thể hiện, sự cuốn hút khán giả.

Theo đuổi đam mê

Sân khấu được tinh giản tới mức tối đa. Bảy diễn viên tung hứng trong một không gian nhỏ chỉ có một tấm phông cộng một chiếc xe máy mini, sau này có thêm một cánh cửa tượng trưng bằng gỗ. Một cách đầy ước lệ, các diễn viên trẻ với trang phục nửa cổ điển, nửa hiện đại, mặt mộc hoặc vẽ mặt nạ đưa khán giả nhập cuộc vào câu chuyện của mình.

Giấc mơ 26 năm của nghệ sĩ Trần Lực - Ảnh 1.

Đạo diễn Trần Lực hào hứng trong ngày ra mắt LucTeam

(Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Giấc mơ 26 năm của nghệ sĩ Trần Lực - Ảnh 2.

Cảnh trong vở "Cơn ghen của Lọ Lem" (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Không ít khán giả trong khán phòng đã ngơ ngác trước một vở diễn lạ so với cách thông thường. "Cơn ghen của Lọ Lem" dưới bàn tay biên kịch và đạo diễn của Trần Lực đã mới mẻ rất nhiều so với nguyên tác của Molière viết cách đây 500 năm trước. Người chồng gia trưởng và ghen tuông có tên Lọ Lem, cô vợ Garlic trăng hoa, phù phiếm và luôn mơ về một tình yêu vĩnh cửu cùng một tiến sĩ háo danh đã được Trần Lực hiện đại hóa để trở thành những con người của cuộc sống hôm nay.

Cha là đạo diễn chèo - NSND Trần Bảng, mẹ là cố nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân, Trần Lực từng có 7 năm theo học đạo diễn sân khấu tại Bulgaria. Sân khấu ngấm vào máu Trần Lực từ bé. Anh kể thời gia đình sống ở Khu Văn công Mai Dịch (Hà Nội), bên cạnh là 2 Nhà hát Tuồng và Chèo Việt Nam, anh thường xuyên theo mẹ đi diễn, xem những vở chèo do bố dựng cho học trò. In đậm trong tuổi thơ anh là tiếng trống hội, tiếng đàn, nhịp phách. Thế nhưng khi về nước năm 1991, thực tế của cuộc sống đã buộc Trần Lực phải tạm chia tay với đam mê của mình. Nhiều lần cùng NSND Hoàng Dũng, NSND Trung Anh xoay xở tạo dựng đoàn kịch tư nhân nhưng không thành công, Trần Lực chuyển sang đóng phim. Anh để lại dấu ấn trong lòng khán giả với những vai diễn chính trong nhiều bộ phim: "Hoa ban đỏ", "Người đi tìm dĩ vãng", "Người yêu đi lấy chồng", "Chuyện thầy tôi", "Anh chỉ có mình em", "Mẹ chồng tôi", "Đời hát rong", "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông"... Nổi tiếng ở điện ảnh nên khi đã không còn mặn mà với nghiệp diễn, Trần Lực thành lập hãng phim Đông A, làm không ít phim truyền hình phát sóng.

Nhưng đã là đam mê thì không bao giờ muộn. Đầu năm 2017, Trần Lực bất ngờ "lội ngược dòng", quay trở về với sân khấu. Anh khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ khi "Quẫn", vở hài kịch đầu tiên mình làm đạo diễn mang về khá nhiều giải thưởng: vở diễn giành giải bạc, đạo diễn xuất sắc nhất và 2 giải bạc khác cho 2 diễn viên tại Liên hoan Sân khấu thủ đô Hà Nội. Khác với nhiều vở diễn đoạt giải tại các cuộc thi, hội diễn, "Quẫn" được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Chính sự thành công của "Quẫn" đã tiếp thêm động lực cho việc thành lập đoàn kịch tư nhân đầu tiên ở miền Bắc của Trần Lực. 26 năm sau khi du học trở về, đạo diễn ở tuổi 54 này mới có thể thực hiện được giấc mơ của mình, đó là lập một đoàn kịch riêng mang tên LucTeam với phong cách chủ đạo là nghệ thuật ước lệ như sân khấu chèo, tuồng.

Khát khao chinh phục

Trần Lực bảo anh không thiết kế sân khấu cầu kỳ. Anh không muốn làm sân khấu theo cách tả thực mà trở về với sân khấu ước lệ. Cảnh trí tối giản nhưng giàu tính thử nghiệm. Tất nhiên, đoàn kịch không "bắt" khán giả phải căng óc tưởng tượng mới hiểu được nội dung mà người nghệ sĩ sẽ có khả năng kéo họ cùng nhập cuộc, cùng bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Cách diễn của từng diễn viên cũng phải thay đổi. Họ phải nhìn thẳng vào mắt khán giả, tạo sự tương tác và làm biến mất khoảng cách giữa người diễn và người xem. Mỗi vở diễn cũng chỉ dài khoảng 90 phút để tránh cảm giác nặng nề và tăng sự tương tác giữa diễn viên với khán giả. "LucTeam mang trong mình đam mê nghệ thuật cháy bỏng và khát vọng đổi mới ngôn ngữ sân khấu kịch. Con đường chúng tôi đi là biểu hiện ước lệ - một phương pháp mới nhưng thực ra là chúng ta đã từng được thấy trên sân khấu nghệ thuật truyền thống của phương Đông: tuồng, chèo, cải lương của Việt Nam; kịch Nô của Nhật; kinh kịch của Trung Quốc..." - NSƯT Trần Lực chia sẻ.

Để đến được với khán giả, ngoài kiến thức được đào tạo trên giảng đường, các diễn viên của LucTeam phải tham gia khóa học giải phóng cơ thể. Đây vốn là khóa học của các diễn viên xiếc, thường áp dụng cho diễn viên nam lúc 8 tuổi, diễn viên nữ lúc 12 tuổi, thế nhưng, các nghệ sĩ của LucTeam phải giải phóng cơ thể khi ngoài 20 tuổi. Mỗi ngày, từ 6 đến 9 giờ, các nghệ sĩ trẻ tập luyện tại Đoàn xiếc Hà Nội. Không ít lần, trước những bài tập giãn cơ, gập người, học trò Trần Lực bật khóc vì đau đớn. Đạo diễn cho hay trước khi thành lập với 12 thành viên, có nhiều bạn bỏ cuộc vì không chịu được sức ép. Anh lại phải tuyển thêm người, đào tạo tiếp.

"LucTeam là một đoàn kịch của thầy và trò. Tôi là thầy và học trò của tôi là những nghệ sĩ trẻ tuổi. Chúng tôi thành lập nên đoàn kịch này vì thầy trò có chung chí hướng và khát khao chinh phục nghệ thuật đỉnh cao và phương pháp nghệ thuật biểu hiện ước lệ" - NSƯT Trần Lực nói.

Đặt cược bằng niềm tin

Nhiều gương mặt gạo cội của sân khấu cho rằng trước thực trạng thiếu sức hút của sân khấu truyền thống như hiện nay, việc Trần Lực lập đoàn kịch là quyết định mạo hiểm. Chính Trần Lực cũng thừa nhận bạn bè đã ngăn cũng nhiều, nhưng LucTeam vẫn ra đời. "Đơn giản là tôi tin vào sức hấp dẫn vốn có của sân khấu. Nếu không thu hút được khán giả thì chỉ có thể giải thích là chúng tôi làm chưa hay, chưa để họ thấy được rằng sân khấu có những giá trị riêng so với điện ảnh hay truyền hình" - đạo diễn Trần Lực nói.

Thực tế, món mới mà Trần Lực đem đến rõ ràng là lạ với khán giả Hà Nội. Nhưng để hỏi khán giả có thấy hay hay không thì không phải ai cũng bảo hay, vì còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Và như thế, việc bán vé trong thời gian tới hẳn vẫn là một bài toán phức tạp cho "Cơn ghen của Lọ Lem" cũng như đoàn kịch của Trần Lực.

"Tôi hiểu những gì đang chờ mình. Chúng tôi xác định là vở sẽ lỗ trong thời gian đầu nhưng chắc chắn cũng không vì thế mà dừng lại" - đạo diễn Trần Lực khẳng định.

Hạnh phúc khi làm người nối nghiệp

Anh cũng nói mình thật hạnh phúc khi bố anh, NSND Trần Bảng, hiểu và ủng hộ anh. "Sân khấu vốn là đam mê từ bé của tôi, vì từ nhỏ tôi đã theo mẹ đi diễn và được sống trong ánh đèn sân khấu. Tôi thuộc tất cả các tích chèo cổ, mê mẩn các vai diễn. Công việc đạo diễn cũng là "nghề gia truyền" vì cha tôi là đạo diễn sân khấu. Khi tôi bắt tay làm đạo diễn với vở "Quẫn", tôi biết ông đã rất vui vì có con nối nghiệp" - Trần Lực bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo