xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ hồn cốt Hội An

TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG

"Tràn ngập" và "chen lấn" là 2 khái niệm có thể hình dung với Hội An mấy năm trước, giờ là một hiện thực đã thấy được giữa những ngày hè nóng bức này

Bây giờ mỗi lần đến Hội An, tôi rất áy náy: Phố đêm cũng như phố ngày, dường như cái chất Hội An đã dần phai nhạt. Một Hội An nhân tình thuần hậu như cách nay 10 năm người ta vẫn ca ngợi dường như không còn nữa. Cô bạn tôi là cư dân Hội An nói cô chỉ ra phố vào buổi sáng sớm (khi du khách còn ngủ) thì mới thấy được một Hội An hiền hòa, thân thiện với những người bản địa chào nhau khi ghé quán cà phê sớm hay đi bộ thể dục. "Sao vậy?" - tôi hỏi. Cô nói áp lực làm du lịch bằng bất cứ giá nào, tình trạng người nhập cư vào mua nhà buôn bán loạn xạ đã bào mòn dần một Hội An xưa cũ.

Cựu Bí thư Hội An, anh Nguyễn Sự, có lần tâm sự với tôi: "Hội An quá mong manh vì nó quá đẹp, mang đầy ý nghĩa văn hóa. Mà văn hóa thật ra rất mong manh. Văn hóa chỉ bền vững khi mình chăm chút vì lo lắng cho nó để nó không bị vỡ. Văn hóa bền vững đó chính là hồn phách của nơi đây...".

Giữ hồn cốt Hội An - Ảnh 1.

Để du lịch Hội An phát triển bền vững, phải hạn chế những bất cập khi lượng du khách “bùng nổ” khiến Hội An quá tải và phát sinh các hệ lụy tiêu cực. Trong ảnh: Du khách trên đường phố Hội An. Ảnh: TẤN THẠNH

Đến giữa năm 2019, đã có khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú tại di sản văn hóa Hội An, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2018. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, một số sản phẩm du lịch truyền thống của Hội An như phố đi bộ, phố đêm, không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, chợ đêm… tiếp tục tạo sức hút và ấn tượng tốt với du khách. Trong khi đó, tại Cù lao Chàm hiện có đến gần 50 doanh nghiệp với hàng trăm tàu thuyền vận chuyển du khách mỗi ngày. Ước tính có khoảng 4.000 khách ra đảo mỗi ngày trong mùa hè này. Năm 2018, có hơn 415.000 lượt khách du lịch ra đảo. Tất cả đang tạo áp lực phá vỡ môi trường, hệ sinh thái của một khu dự trữ sinh quyển độc đáo.

Còn nhớ hồi đầu năm 2018, chính quyền TP Hội An tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Du lịch Hội An: Hội nhập và phát triển bền vững" để tiếp thu ý kiến và có những quyết sách phù hợp nhằm xây dựng một môi trường du lịch thật sự lành mạnh, phát triển bền vững… Tại tọa đàm này, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch TP Hội An - cho biết lượng du khách tại các thị trường mà Hội An luôn coi là truyền thống như Âu, Mỹ, Úc có dấu hiệu sụt giảm mạnh, Hội An đang trở thành thị trường khách giá rẻ; đặc biệt là tour 0 đồng đã xuất hiện. Ông Sơn còn cảnh báo: "Điều đáng báo động là đã xuất hiện tình trạng cò mồi, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở du lịch, bắt chẹt và đánh du khách. Vệ sinh môi trường không bảo đảm là thành phố du lịch…".

Tôi có một người bạn lâu năm giữ cương vị Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hội An là anh Võ Phùng, khá tâm huyết và là tác giả của nhiều sản phẩm du lịch hơn 20 năm qua, nay chuẩn bị nghỉ hưu. Có lần Phùng tâm sự với báo giới: "Trong phát triển luôn kèm theo mặt trái và những phát sinh, khách tăng là vui nhưng cũng tạo nên nhiều thách thức. Mặc dù hiện tại khách mới chỉ tràn ngập thôi chứ chưa đến mức chen lấn nhưng với tốc độ như hiện nay, dự báo thời gian tới chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng chen lấn trong phố cổ. Vì vậy, phải đặt bài toán dự lường cho những năm tới về các áp lực của di sản để biết cách ứng xử, hạn chế những bất cập làm phá vỡ kiến trúc, văn hóa của phố cổ".

"Tràn ngập" và "chen lấn" là 2 khái niệm có thể hình dung với Hội An mấy năm trước, giờ là một hiện thực đã thấy được giữa những ngày hè nóng bức này, các nhà quản lý Hội An ạ!

Nêu lại những hiện tượng và ý kiến trên để thấy rằng: Hội An trong hàng chục năm qua đã may mắn có được các thế hệ cán bộ lãnh đạo và quản lý có kiến thức, tâm huyết với di sản văn hóa quê hương mình. Họ đã già đi và nhường vị trí lại cho lớp sau. Làn sóng du khách đến với Hội An mang lại mỗi năm vài trăm tỉ đồng tiền bán vé tham quan và gấp nhiều lần số đó là doanh thu của các ngành khách sạn, lữ hành, thương mại, dịch vụ trong dân. Đó là "di sản" của các thế hệ trước để lại. Nhưng trong "di sản" đó lại hàm chứa nỗi lo về văn hóa: các di tích kiến trúc - lịch sử, môi trường, hệ sinh thái xuống cấp, văn hóa bản địa nhạt phai dần…Tất cả đang đặt trên vai các thế hệ lãnh đạo và cả người dân Hội An hiện nay và sau đó. Gánh nặng này sẽ giải quyết thế nào nếu mỗi ngày áp lực kim tiền lại che khuất tầm nhìn về văn hóa?

Mà văn hóa là "hồn phách" của Hội An!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo