Trước tính cấp thiết của việc cần phải có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời và phù hợp Luật Di sản văn hóa với tình hình mới, tại hội nghị, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền đề nghị các đại biểu góp ý tập trung vào 6 nhóm vấn đề. Trong đó, trọng tâm là hệ thống khái niệm và quy trình nhận diện, ghi danh, xếp hạng di sản văn hóa; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; cơ chế huy động, thu hút tổng thể các nguồn lực xã hội tích cực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, nhiều vấn đề nóng và còn gặp nhiều vướng mắc trong lĩnh vực di sản văn hóa cũng được các đại biểu đặt ra như đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); bổ sung quy định về bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; quy định về mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; các chế độ, chính sách cho các nghệ nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể…
Đối với hoạt động bảo tàng và di sản tư liệu, nhiều đại biểu cho rằng cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách của địa phương cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng.
Bình luận (0)