xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kho đồ cũ của mẹ

Thạch Bích Ngọc

Trong gia đình tôi, mẹ lại là người luôn sống với những hoài niệm xưa cũ, khi những gì từng gắn bó với mình, với gia đình là mẹ luôn nâng niu gìn giữ, dù nó đã là đồ thừa, đồ bỏ đi. Tôi và nhiều người hàng xóm vẫn luôn gọi cái căn phòng chứa các vật dụng đã cũ của mẹ là "bảo tàng".

Căn phòng vốn là gian bếp cũ lợp ngói, khi nhà tôi xây công trình phụ lớn hơn nên đã không dùng gian bếp này nữa nên mẹ chọn chỗ đó cất đồ cũ. Căn bếp cũ tuy không quá rộng rãi nhưng có cái gác lửng bằng các đòn tre ngang, vì vậy mà nó chứa được rất nhiều đồ đạc.

Tôi không còn nhớ cái thú sưu tập đồ cũ của mẹ từ hồi nào, chỉ biết rằng khi tôi lớn lên thì đã thấy vô số thứ đồ cũ mẹ tìm kiếm và cất giữ. Khi đó, do chưa có căn bếp cũ nên đồ cũ thường được mẹ để ở một cái lán lợp mái tranh ngoài vườn. Ngày mẹ dọn các thứ đồ cũ ngoài lán tranh vào gian bếp cũ, tôi và mấy đưa trẻ hàng xóm phải phụ giúp mẹ cật lực cả nửa buổi mới xong việc. Tôi lướt qua danh mục tên các thứ nông cụ, đồ vật cũ mà mẹ đưa vào "bảo tàng" cũng lên tới gần cả dăm chục món. Nào là chiếc cày bằng khung tre, có mũi bằng gang sắc lẹm; chiếc bừa 10 răng làm bằng sắt nhọn. Rồi chiếc cuốc có cán tre, dẫu nó vẫn còn hữu ích với nghề nông nhưng mẹ vẫn mang cất bớt một chiếc, bởi mẹ bảo rằng mai này rồi nó cũng không còn "nhiệm vụ" khi làng mình dành hết đất cho đô thị, cho các khu công nghiệp...

Tôi còn tìm thấy ở trong đó các thứ như chiếc quang gánh tết bằng song mây mà ngày trước mẹ hay dùng nó để gánh phân, gánh lúa, gánh cỏ, hay những buổi mang gạo, mang rau đi chợ huyện bán. Mấy chiếc liềm dùng để cắt cỏ, gặt lúa hay cắt dây khoai lang mẹ buộc dây vào chuôi rồi treo ngay ngắn trên chiếc đinh đóng vào tường. Tôi ấn tượng hơn cả với chiếc máy tuốt lúa đạp chân bằng sắt mà nó từng thịnh hành từ thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước. Vật dụng này mẹ cũng kê ngay ngắn trên kệ cao bởi sợ nó ẩm ướt sẽ nhanh hỏng. Nhiều khi mẹ còn mang dầu mỡ bôi vào với ý bảo quản cho tuổi thọ của nó được bền lâu. Mẹ từng nói với tôi: "Đã từ lâu lắm rồi người dân làm nông đã dùng máy tuốt lúa hiện đại chạy bằng điện, nên giờ đây, con có tìm cả làng, cả xã này cũng chẳng ai còn giữ được cái máy tuốt lúa này như của mẹ đâu!".

Kho đồ cũ của mẹ - Ảnh 1.

Chiếc cối xay lúa của những ngày xưa. Ảnh: thuongmaitruongxua.vn

"Độc" và được xem là đắt giá hơn cả trong "bảo tàng" các thứ đồ nhà quê của mẹ là chiếc thau bằng đồng, chiếc nồi đồng, theo bà nội kể, nó có tuổi đời còn nhiều hơn cả mẹ. Tôi cũng có thể tìm thấy ở trong gian bếp cũ của mẹ cả những chiếc bình vôi bằng sứ có quai mà ngày còn sống bà ngoại tôi vẫn sử dụng. Chiếc cối giã trầu, cái ống nhổ nho nhỏ bằng đồng của ngoại cũng được mẹ đặt trang trọng trên một tấm ván gỗ...

Thói quen sưu tầm những thứ đồ cũ nhà quê của mẹ tôi vẫn tiếp diễn, mặc dù năm nay bà đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm". Thi thoảng xin được ở đâu một vài thứ đồ cũ, như chiếc bát sứ, đĩa sứ mà người ta bỏ đi là mẹ lại mang về cất vào "bảo tàng". Lâu lâu, mẹ lại mở cửa căn bếp cũ để lau chùi, quét dầu mỡ bảo quản cho chúng được bền lâu hơn.

Mới đây, khi từ thành phố về chơi, tôi nghe tin một nhà giàu có ở tỉnh bên có thú đam mê sưu tầm những đồ xưa cũ tới thăm "bảo tàng" của mẹ và trả giá trọn gói tới 200 triệu đồng nhưng mẹ đã từ chối thẳng thừng. Tôi góp ý với mẹ nên bán đi để lấy chút tiền dưỡng già, bởi những thứ đồ cũ ấy có còn tác dụng gì đâu mà giữ mãi cho mệt, mẹ gạt phăng đi bảo: "Người ta có trả nhiều hơn mẹ cũng không bán. Tiền bạc ăn tiêu rồi cũng sẽ hết, còn những thứ xưa cũ ấy đối với mẹ, nó mang giá trị tinh thần lớn lao hơn cả!". Mẹ cũng nói khi mẹ mất đi, những món đồ xưa cũ trong "bảo tàng" mẹ sẽ để lại cho tôi và mẹ mong muốn tôi cũng sẽ lưu giữ nó như những món đồ kỷ niệm đã gắn bó với suốt quãng đời nghèo khổ, gian khó của mẹ, của gia đình.

Mộc mạc mà quý giá

Ngoài các nông cụ, còn rất nhiều vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt của gia đình, mẹ cũng lưu giữ như những món tài sản quý giá. Đó là thúng mủng, giần sàng, chiếc ca dùng đong thóc, cối xay thóc, chiếc cối đá xanh gốc gác Thanh Hóa dùng để đập lúa và giã gạo cả mấy chục năm, dẫu đã mòn vẹt trong lòng và hơi mẻ một chút cũng được mẹ kê vào một góc bếp. Bên trên của chiếc cối đá, mẹ bày chiếc chày gỗ dùng giã cua, chiếc mâm gỗ sung mộc mạc mà gia đình tôi dùng ăn cơm từ thuở ông bà nội còn trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo