xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện "khoan thư sức dân"

Tin-ảnh: M. Khuê

(NLĐO) - Lễ giỗ lần thứ 722 Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2022) đã diễn ra sáng 14-9 (nhằm ngày 19-8 âm lịch) tại Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

Ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP HCM; ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch HĐND TP HCM;  bà Trần Kim Yến - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, cùng đại diện các sở, ban, ngành... đã tham dự Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 1.

Tiết mục văn nghệ trước khi phần lễ bắt đầu

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 2.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thế Định, Trưởng Ban Quản lý Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo - phát biểu tại lễ giỗ

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 4.

Trao tặng tiền cho các quỹ

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 5.

Các vị lãnh đạo làm lễ niệm hương trước tượng thờ Đức Thánh Trần

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 6.

Hoạt động niệm hương bắt đầu

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 7.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 8.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 9.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 10.

Các đại biểu dâng hương tại lễ giỗ

Tại lễ giỗ, ông Nguyễn Thế Định, Trưởng Ban Quản lý Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đã điểm lại cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông nổi tiếng là người có dung mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Là vị tướng trụ cột của nhà Trần, ông 3 lần cầm quân đánh đuổi quân Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1288.

Không chỉ là nhà quân sự tài ba, Trần Hưng Đạo còn là nhà chính trị, nhà văn hóa lớn. Một trong những áng văn bất hủ, được xem là thiên cổ hùng văn mà ông để lại cho đời sau là "Hịch tướng sĩ"; bên cạnh "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", "Binh thư yếu lược". 

Ông Nguyễn Thế Định nhắc lại câu chuyện khi Hưng Đạo vương bị ốm, vua Trần Anh Tông đến thăm và hỏi kế sách chống giặc phương Bắc. Hưng Đạo vương trả lời rằng "thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước". 

"Tư tưởng khoan thư sức dân, dựa vào sức dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân đã vượt qua mọi thời gian, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đầy sức sống, luôn có mặt trong mọi thời đại và đã được hậu thế tôn vinh" - ông Nguyễn Thế Định nhận định.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 11.

Khấn nguyện bên trong đền

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 12.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 13.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 14.

Múa lân tại lễ giỗ

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 15.
Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nhắc chuyện khoan thư sức dân - Ảnh 16.

Khách thập phương đến viếng, bày tỏ sự kính ngưỡng với Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Trong lễ giỗ, Ban Quản lý Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo công bố trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu tổ quốc", 200 triệu đồng cho quỹ "Vì người nghèo" của Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 1, 50 triệu đồng học bổng cho học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhân dịp năm học mới.

Lễ giỗ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn diễn ra trong 3 ngày, từ 14 đến 16-9. Đông đảo người dân đã tề tựu dâng hương, tưởng niệm Đức Thánh Trần Hưng Đạo trong sáng 14-9. 

"Tôi viếng đền thời Đức Thánh Trần Hưng Đạo từ thuở nhỏ còn lẽo đẽo theo mẹ ở miền Bắc. Đến khi vào Nam, tôi vẫn đi viếng đều đặn hằng năm. Tôi kính ngưỡng ngài vì là một anh hùng chỉ huy đánh thắng một đội quân mà không nước nào đánh nổi thời đó. Với chiến thuật vườn không nhà trống, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của nhà Trần, quân Nguyên Mông sang ta 3 lần đều thua cả 3. Ngoài chiến tích quân sự, ngài còn có sách lược dựng nước, giữ nước ấn tượng" - ông Trần Quang Đông, ngụ quận Tân Bình, TP HCM - nhận xét. 

Bà Vũ Tước - ở quận 3, TP HCM - cho biết thường xuyên viếng đền dù là ngày giỗ hay ngày thường. Đôi khi, gia đình có việc, bà vẫn đến trước đền để khấn nguyện. Bà kính ngưỡng công ơn Đức Thánh Trần đối với non sông, Tổ quốc. 

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, mất năm 1300; quê làng Tức Mặc, nay thuộc tỉnh Nam Định.

Sau khi ngài mất, triều đình phong tặng ngài là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương.

299629562_507565421206672_6121280494465815648_n

Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, Đức Thánh Trần Hưng Đạo có một vị trí, vai trò rất đặc biệt. Từ một vị anh hùng trong lịch sử với những chiến công hiển hách, ngài bước vào không gian thiêng liêng của đời sống tín ngưỡng dân gian như một vị thánh của dân tộc. Nhân dân Việt Nam suy tôn ngài là Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở khắp nơi trên mọi miền đất nước.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo hằng năm là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc, vị thiên tài quân sự kiệt xuất và kỷ niệm 734 năm chiến thắng Bạch Đằng giang.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo