Sau 2 năm biên soạn và biên tập, năm 2019, tập 2: "Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay" (Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa) hoàn thành.
Bìa sách “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam” tập 2
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, coi như Việt Nam đã có một lực lượng báo chí tương đối trưởng thành về nội dung cũng như hình thức. Nếu trước đó khái niệm báo chí chủ yếu chỉ có loại hình báo chí in, đến nay, báo chí đã từng bước chuyển mình phát triển với sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại: báo nói, báo hình và đặc biệt gần đây là báo điện tử. Các loại hình báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chức năng thông tin tuyên truyền, vận động, tổ chức, dẫn đạo cho quần chúng nhân dân. Trong tập 2, hai tác giả đã thực hiện công trình biên khảo nghiêm túc, cẩn trọng với 5 mục: Chế độ báo chí Việt Nam 16 tháng đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1946); Báo chí cách mạng ở vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954); Chế độ báo chí ở vùng tạm chiếm thời Nam kỳ tự trị (1946-1948) và Quốc gia Việt Nam (1948-1955); Chế độ báo chí ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa (1955-1975); Chế độ báo chí cách mạng từ năm 1954 đến nay.
Điểm khác biệt ở tác phẩm của vợ chồng luật sư - nhà báo Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa so với nhiều công trình nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam khác là việc nghiên cứu ở tác phẩm này thiên về các văn bản pháp quy của chính quyền các thời kỳ về báo chí.
Bình luận (0)