xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời bộc bạch của một di dân

Huỳnh Trọng Khang

Thuận dày công dựng lên một thế giới rất lớn trong "Thư gửi Mina", với chiến tranh, bạo lực, trốn chạy, bội phản... Chen chúc giữa mớ hỗn độn ấy là những thân phận nhỏ bé, những kẻ vô thừa nhận

Nhà văn Thuận từ lúc xuất hiện đã gây được sự chú ý bởi chọn ngay cho mình một bút danh chỉ độc một từ không tên đệm, không họ như thể phản ánh thân phận trơ trọi, cô độc của một di dân.

Kể từ tiểu thuyết đầu tay viết năm 2001 cho đến tiểu thuyết mới nhất "Thư gửi Mina" (Phanbook và NXB Phụ Nữ ấn hành 2019), Thuận chưa bao giờ thôi bị hấp dẫn bởi những vấn đề đương đại. Sinh sống nhiều năm ở Pháp nhưng lựa chọn viết bằng tiếng Việt, không gian trong các tiểu thuyết thường dịch chuyển qua lại giữa Pháp và Việt Nam như 2 vùng hiện thực ngồn ngộn chi phối sáng tác của chị.

Ở "Thư gửi Mina", vấn đề thời sự nóng bỏng dân nhập cư lần nữa trở lại, dưới hình thức những bức thư được viết liên tục trong vòng 2 tuần của một nhà văn gốc Việt đang sống ở Pháp gửi cho cô bạn học cũ Mina, cựu du học sinh gốc Afghanistan. Như thể khao khát được đối thoại với một người có khả năng hiểu mình, một người biết thế nào là tha hương, một người biết thế nào là sự kỳ thị, là những đứt gãy với cố quốc.

Lời bộc bạch của một di dân - Ảnh 1.

Bìa sách“Thư gửi Mina”

Nhưng những bức thư trong "Thư gửi Mina" là những bức thư chết. Chúng là những bức thư không bao giờ được gửi. Từ một hình thức đối thoại chuyển sang độc thoại. Nhân vật với cái tên được tối giản thành Th. trút hết những niềm riêng tây chôn giấu, một chuyện tình đã mất, ký ức về những căn phòng khách sạn với sự mệt nhoài và trống rỗng, về sự thất bại của những cuộc hôn nhân, thất bại trước những lựa chọn vượt thoát, thất bại của những con người thiếu quê hương hay nói đúng hơn là đánh mất quê hương.

Trong một bài phỏng vấn, nhà văn Thuận nhận định Việt Nam là một hiện thực độc nhất vô nhị. Dù phông nền của tiểu thuyết có di chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội, vượt đại dương sang Nga, dời qua Kabul rồi dừng lại ở Paris thì Việt Nam vẫn hiện hữu mạnh mẽ nhất. Trong một tham vọng muốn bao quát các dữ kiện thời sự, Thuận dày công dựng lên một thế giới rất lớn, với chiến tranh, bạo lực, trốn chạy, bội phản… Chen chúc giữa mớ hỗn độn ấy là những thân phận nhỏ bé, những kẻ vô thừa nhận, những bóng ma trôi dạt từ nước này sang nước khác và bị khước từ bởi hết tổ quốc này đến tổ quốc khác.

Hai nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, chú Chắt và chị Chiến khi sang đến Pháp thì trên tên họ không còn dấu nữa, thành Chat và Chien. Những cái tên đối với người Pháp rất buồn cười, dĩ nhiên không phải để đặt cho người. Trong tiếng Pháp, "chat" là mèo, còn "chien" là… chó. Không chỉ cái tên, cuộc đời của họ trên đất Pháp cũng là chui lủi, trốn tránh mà qua 30 bức thư xuyên suốt nhằm làm sáng tỏ thân phận họ thì càng đến cuối lại càng ngỡ ngàng, rối rắm.

Các tác phẩm của Thuận lúc nào cũng có thể tìm thấy những dấu vết tiểu sử của chị. Trong tác phẩm này, dẫu ký ức có sống động đến đâu, nó cũng như đang bị bóp dần dưới sức nặng của hiện thực. Xen lẫn những bức thư gửi Mina còn có "thư Pema", có những bản tin vắn về tình hình chiến sự ở Afghanistan năm 2016.

Mina hay Th? Th hay là Mina? Cả hai người, kẻ viết thư và người nhận thư thực chất là những đối ảnh của nhau. Những bức thư có thể không được gửi nhưng nó thành sợi chỉ xuyên suốt nối kết không gian và thời gian. Dưới hình thức những bức thư khuyết người nhận, nó biến thành những trang nhật ký ghi lại nhịp đập của những biến động diễn ra hằng ngày trên thế giới.

Đọc "Thư gửi Mina", đôi lúc chúng ta sợ tác giả bị cuốn theo những câu chuyện thời sự, dễ biến cuốn tiểu thuyết này trở thành một bản tường trình những tin tức lắm lúc là vụn vặt. Nhưng rồi "Thư gửi Mina" đã tìm được sự cân bằng của riêng nó, dù sự cân bằng rất mong manh.

Dày dặn nhất trong tất cả sáng tác của Thuận, những sáng tác mang hơi hướng tự truyện, qua mỗi tác phẩm là cuộc đào xới quá khứ liên tục, hết lớp này đến lớp khác. "Thư gửi Mina" là một bổ sung cho bộ sưu tập ký ức của Thuận. Nhưng nó không phải là kết thúc. Các bức thư có thể dừng ở con số 30 nhưng hiện thực ngoài kia thì không dừng lại. Kết thúc của "Thư gửi Mina" không đưa ra kiến giải, không làm sáng tỏ được điều gì, cũng như đời sống vẫn đang tiếp tục sinh sôi vậy. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo