Trong khuôn khổ các chương trình chính của Festival Nghề truyền thống Huế 2023, triển lãm "Thiết kế sáng tạo" thủ công đã được tổ chức tại 15 Lê Lợi, TP Huế.
Thiết kế sáng tạo đó là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới, nó định hình các ý tưởng để trở thành hiện thực thỏa mãn nhu cầu của con người và khách hàng. Vì vậy, việc tổ chức không gian triển lãm "Thiết kế sáng tạo thủ công" là một sự kiện rất mới, hấp dẫn, phù hợp với xu thế thời đại, là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng mới lạ.
Không gian triển lãm
Không gian được thiết kế hiện đại, với sự trưng bày của các sản phẩm, nghệ phẩm có tính ứng dụng cao được sản xuất bởi sự kết hợp kỹ thuật giữa truyền thống và hiện đại, thông qua sự sáng tạo của các nghệ nhân, họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thiết kế trong cả nước, như: Bộ gốm mỹ thuật và sản phẩm gốm ứng dụng, gốm đương đại của Lê Huy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hà Thị Vinh, Ngô Thị Nhung, Giao Nguyễn; nghệ phẩm trúc chỉ của Phan Hải Bằng, các sản phẩm pháp lam của Đỗ Hữu Triết, sản phẩm đậu bạc của Hồng Hạnh, áo dài của Đặng Viết Bảo, tranh ghép vải của Lê Việt Cường, giày thời trang kết hợp với nghệ thuật truyền thống của Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, các sản phẩm được ứng dụng từ tre của TreviBike và Trần Xuân Hiến…
Chùa Cầu Hội An - một trong bốn tác phẩm "Làng củi lũ" của Lê Ngọc Thuận
Bên cạnh các nội dung trưng bày tại không gian này, là chương trình Creative Talk với chủ đề "Sáng tạo để bảo tồn nghề truyền thống" diễn ra vào sáng ngày 30-4, với sự tham gia của các diễn giả có uy tín trong ngành thủ công sáng tạo của Huế và trong nước sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như sáng tạo sản phẩm dựa trên nghề truyền thống.
Đặc biệt, ban tổ chức đã triển khai thiết lập kỷ lục thế giới với tác phẩm "Bản đồ Việt Nam" bằng tăm giang do kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long - một người con của Huế thực hiện.
Tham gia hoàn thành kỷ lục thế giới "Bản đồ Việt Nam" tại triển lãm
Dịp này, nghệ nhân Lê Ngọc Thuận (Quảng Nam) mang đến triển lãm với 4 tác phẩm "Làng củi lũ". Anh Thuận cho biết các sản phẩm này được làm từ gỗ vớt trên sông Thu Bồn (Quảng Nam) trong các đợt lũ và được các nghệ nhân chế tác.
Qua các tác phẩm, anh muốn truyền tải thông điệp đến với mọi người hãy bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, thay đổi cách nhìn nhận một sản phẩm và tư duy sáng tạo cho làng nghề.
Cá chép hóa rồng của Lê Ngọc Thuận.
Mèo mẫu tử
Mèo khoe sắc
Tác phẩm "Mẹ thiên nhiên" bằng gốm nghệ thuật của Nguyễn Thu Thủy nói về việc chúng ta cần tôn trọng trái đất như thế nào. Cần thay đổi cách nhìn và tôn trọng các loài động vật khác để cùng chung sống hòa thuận. Tác phẩm này dựa trên hình ảnh chính của con người và thể hiện sự tôn trọng đối với thế giới tự nhiên, đặc biệt là núi rừng và đại dương.
Tác phẩm "Những ô cửa" của Nguyễn Thu Thủy được làm từ các loại men sử dụng pha trộn giữa các sắc thái khác nhau như đỏ, lam, lục trắng... Gần 20 loại men khác nhau về màu sắc và chủng loại được sử dụng.
Tác phẩm "Hợi - Mão - Mùi" bằng gốm nghệ thuật của Nguyễn Thu Thủy.
Trang trí trên nón
Sản phẩm di tích Ngọ Môn của Hoàng Tuấn Long được làm bằng tăm giang.
Tác phẩm Vũ trụ Mandala của Hoàng Tuấn Long với 397 chữ Phạn bài Chú Đại Bi bằng tăm giang theo phong cách Boarc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "nhiều người tham gia thực hiện nhất".
Vũ trụ Mandala
Bản đồ Việt Nam
Tác phẩm "Khuê Văn Các" làm bằng tăm giang.
Tác phẩm "Hồn về" của Hoàng Tuấn Long làm bằng tăm giang và được lấy ý tưởng từ trống đồng.
Một góc triển lãm.
Trang trí mang tính nghệ thuật
Bình luận (0)