xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muôn mặt lão Trư

HOÀNG ĐẶNG

Từ tranh chép tay thời trung cổ cho đến sách dành cho trẻ em của nhà văn Anh Beatrix Potter…, heo đã giữ vai chính

Trên các trang bản thảo quý giá thời trung cổ, heo biết chơi kèn, soạn lời nhạc hoặc xuất hiện bất ngờ trong những chiếc mũ. Trong những không gian và ánh sáng này, heo là trung tâm của việc thu hoạch, ăn uống, chiến tranh... Một bản thảo tiếng Pháp từ năm 1420 cho thấy Alexander Đại đế chỉ huy một cuộc tấn công voi bằng tiểu đoàn heo cường tráng, hung dữ.

Thế nhưng, ngay cả khi đủ phi thường để đẩy lùi voi, heo cũng rất đáng tin cậy và dễ tính. Trong nhiều thế kỷ, heo đã sống cạnh kề con người. Tranh "pig-deer" đầu tiên được biết đến trên thế giới là từ nghệ thuật hang động trên đảo Sulawesi - Indonesia, có niên đại 40.000 năm. "Pig-deer" nghĩa đen là "heo hươu" bản địa, thuộc dòng họ heo. Con đực có 4 răng nanh như chiếc ngà, trong đó 2 chiếc chìa ra khỏi mõm. (Ảnh 1)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 1.

1 - “Heo hươu” - tranh hang động trên đảo Sulawesi - Indonesia

Khi cộng đồng người gia tăng và phát triển, mối quan hệ của họ với heo cũng khác. Ở vùng nông thôn châu Âu, hầu hết các làng và gia đình đều nuôi heo, mỗi nhà ít nhất một con. Trong các thị trấn đang phát triển, heo trở thành một phần cảnh quan nội thành. Từ những năm 1690, sách hướng dẫn chăn nuôi heo đã bao gồm gợi ý về cách "vỗ béo heo trong thị trấn". Đến năm 1850, 3.000 con heo đã được nuôi thả rông tại các khu gốm Bắc Kensington ở London - Anh.

Con heo là một lời hứa, là sự bảo đảm chúng ta sẽ không thiếu ăn. Song, heo có ý nghĩa nhiều hơn là thức ăn: Chúng sống thân mật bên cạnh chủ và là bạn đồng hành. Trẻ em thân thiện cưỡi trên lưng heo nái. Thư gửi về nhà của người làm ăn xa hay tham chiến từ trận mạc thường hỏi han sức khỏe "gia đình" heo. Vào thế kỷ XVIII, một hướng dẫn viên ở Lincolnshire, khu trung du phía Đông nước Anh, đã đến nhiều vùng đất xa xôi, gợi ý rằng cuộc sống hôn nhân tình cảm mà không có heo là không thể tưởng tượng được: "Chuồng heo trong vườn hoặc cận kề ngôi nhà là điều cần thiết cho hạnh phúc của một cặp vợ chồng mới cưới". (Ảnh 2)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 2.

2 - “Người phụ nữ chăm sóc heo” - tranh của Cesare Saccaggi (1868-1934)

Hình ảnh heo không phải lúc nào cũng khiến khách đến chơi nhà dễ chịu. Nhiều khi sống với chủ nhân, heo đã đạt được danh tiếng của… sự bẩn thỉu. Trong cuộc cách mạng Pháp, hàng ngàn bức tranh biếm họa miêu tả nhà vua Louis XVI như một chú heo hoang, vấy bẩn bùn đất.

Thế nhưng, bất cứ ai đã nuôi heo sẽ nói với chúng ta rằng đó là những con vật sạch sẽ, thông minh. Trong "The Wonderful pig" (Chú heo phi thường), họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa Thomas Rowlandson đặc tả chú heo đen với những động tác kỳ lạ, phát âm "như tiếng người", được nhiều khán giả vây quanh trầm trồ tán thưởng. (Ảnh 3)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 3.

3 -“Chú heo phi thường” - tranh của Thomas Rowlandson (1785)

Trong "Mùa đông - một người đàn ông giết heo", David Teniers, họa sĩ Hà Lan, vẽ cảnh mùa đông và một người đàn ông đang ra tay đồ tể. Nổi bật trên tranh là lớp tuyết dày và đám người xung quanh con vật không may mắn. Giết heo là việc khó khăn, lạnh lùng nhưng cũng là công việc của cộng đồng, vào một dịp quan trọng hay nhân ngày lễ hội chẳng hạn. (Ảnh 4)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 4.

4 - Bức tranh “Mùa đông - một người đàn ông giết heo” của David Teniers (1660)

Helen Beatrix Potter là một nhà văn người Anh, nổi tiếng viết sách cho trẻ em về các loài động vật và tự mình vẽ minh họa. Chuyện về chú heo Pigling Bland được xuất bản trong năm mà Potter đã kết hôn và ổn định cuộc sống. Potter đã nuôi heo và phác thảo chúng cho câu chuyện này, sử dụng trang trại của mình làm bối cảnh. Câu chuyện kể về một chú heo đen trốn thoát khỏi sự giết mổ của lái buôn. (Ảnh 5)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 5.

Bìa sách “The tale of Pigling Bland”’của Beatrix Potter

Trong khi đó, cuốn "Big pig - little pig" (Heo lớn - heo nhỏ) được Jacqueline Yallop, nhà văn Anh, viết khi cùng chồng di chuyển về phía Tây Nam nước Pháp. Yallop gắn bó với cuộc sống làng quê nông thôn và có lần cô mua 2 chú heo nuôi để giết thịt. Song, khi hiểu biết nhiều hơn, cô bắt đầu tự hỏi liệu chính tay mình có thể giết chết 2 chú heo đáng yêu này không. "Big pig - little pig" là cuốn hồi ký về quyết định mang tính định mệnh đó nhưng cũng nghiêng về đạo đức: Chúng ta có thể ăn thịt được những con vật mà mình thường thương yêu? (Ảnh 6)

Muôn mặt lão Trư - Ảnh 6.

“Big pig - little pig” của Jacqueline Yallop

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo