xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ngọn lửa hoang dã": Ánh sáng của lương tri

Huỳnh Trọng Khang

Bằng chính ngòi bút và tài năng của mình, Long Ứng Đài đã chỉ ra rằng từ trước đến nay phụ nữ đều không hề thua kém đàn ông, nếu được học tập bình đẳng

Tập sách "Ngọn lửa hoang dã" (Hồ Như Ý dịch, Domino và NXB Hội Nhà văn ấn hành 2020) là tuyển tập các bài viết của tác giả Long Ứng Đài về các vấn đề an sinh xã hội, môi trường, giáo dục… đăng trong chuyên mục "Dã hỏa tập" trên tờ Trung Quốc thời báo suốt giai đoạn 1984-1985, gây xôn xao dư luận và giới truyền thông hết sức quan tâm.

Một hiện tượng xuất bản

Cho đến nay, dù đã hơn 30 năm nhưng những bài viết của Long Ứng Đài vẫn còn giá trị không chỉ đối với Đài Loan mà còn đối với những đất nước đang phát triển. "Đi qua ngoại ô, tôi ngửi thấy mùi chất hóa học bị đốt cháy cay mũi. Đi tới gần bờ biển, nhìn thấy phế liệu của công xưởng từng đám từng đám được tuôn xuống biển, nhuộm nước biển thành một màu sắc kỳ dị".

Đó là đoạn Long Ứng Đài miêu tả về môi trường ô nhiễm, mà ngày nay không chỉ xuất hiện ở Đài Loan mà còn trở thành cảnh tượng có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trên toàn thế giới. Cho nên, từ một vùng đất nhỏ Đài Loan, Long Ứng Đài đã phóng chiếu hình ảnh của thế giới hôm nay, những vấn đề nổi cộm trong cơn bùng nổ kinh tế của các nước châu Á, xung đột trong việc giữ gìn bản sắc với hướng ngoại để tìm kiếm đường đi mới cho mình khi bước vào thế kỷ XXI.

Trong bài "Chính diện nhìn thẳng, đối diện với phương Tây", Long Ứng Đài lên án hiện tượng hễ hàng quán, bao bì, nhãn hiệu có cái tên Tây thì lập tức được nhìn nhận sang trọng hẳn trong khi cái cốt bên trong vẫn thế. "Học Tây" hay không "học Tây" và học ở mức độ nào, theo Long Ứng Đài, phụ thuộc điều đó có xứng đáng để chúng ta học hỏi, thu nhận hay không.

Ngọn lửa hoang dã: Ánh sáng của lương tri - Ảnh 1.

Tập sách “Ngọn lửa hoang dã”

Tiếng nói mạnh mẽ của trí thức chân chính

Là một trí thức được đào tạo bài bản, có kiến văn sâu rộng, những bài viết của Long Ứng Đài trong tập sách này thường có giọng văn khúc chiết mà vẫn thấu tình đạt lý, không chăm chăm vào những số liệu lạnh lùng mà có cái nhìn bao quát, xem xét dưới nhiều góc độ.

Ấy vậy mà người có cái tên rắn rỏi, giọng văn mạnh mẽ đó lại là một phụ nữ. "Điều đáng tiếc nhất cuối cùng cũng đã xảy ra rồi. Có người phát hiện đằng sau cái tên cường liệt này là một phụ nữ! Tin tức truyền ra ngoài, giống như một ngọn lửa nơi hoang dã bốc cháy lên" - Long Ứng Đài viết trong bài "Tự bạch", với giọng vừa mỉa mai, lại có phần đượm buồn và miêu tả những thay đổi chóng mặt đến buồn cười của cả xã hội sau khi biết Long Ứng Đài là nữ giới.

Vậy là trong lúc "sính Tây", những đối thủ hay thậm chí người đọc của bà vẫn giữ quan niệm "trọng nam khinh nữ" tưởng chừng không còn chỗ đứng trong xã hội hiện đại. Bằng chính ngòi bút và tài năng của mình, Long Ứng Đài đã chỉ ra rằng từ trước đến nay, phụ nữ đều không hề thua kém đàn ông, nếu được học tập bình đẳng. Cái tên Long Ứng Đài không phải một lựa chọn, đó là tên do cha bà đặt cho và vì vậy, bà không cần thiết phải khước từ nó để lảng tránh. Cái tên không quyết định được bản chất của bà, cũng như việc có gắn thêm chữ "nữ" trước học vị giáo sư, hay nhà báo cũng không làm những lập luận của bà khác đi. Trái lại, tính nữ đã giúp cho ngòi bút của bà có tính hòa ái hơn.

Là một người mẹ, bà lo nghĩ cho thế hệ mai sau: "Chúng ta theo đuổi tăng trưởng kinh tế để tùy ý làm bậy trên mảnh đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, tùy ý đem núi đồi hủy hoại, lầm bẩn nguồn nước, gieo rắc chất độc khắp đồng ruộng. Tương lai con cháu chúng ta phải làm sao?".

Vì tương lai của con cháu mà Long Ứng Đài đã viết, bất chấp việc đó tạo cho bà những địch thủ. Nhưng đối với bà, trí thức chân chính là phải cất tiếng nói trước những ngang trái của xã hội và đưa ra những chính kiến của mình. Các ý kiến này không phải một chân lý mà đóng góp một nhận định về các vấn đề, để từ đó người đọc có cái nhìn đa chiều.

Long Ứng Đài không cung cấp những giải pháp, bà chỉ tập trung vào phân tích, lý giải. Những phân tích của bà cũng không phải là mới. Bà cũng không đại diện cho một tiếng nói thiểu số nào. Bà chỉ nói những điều đang hằng ngày bày ra trước mắt nhưng mọi người đã vô tình hay cố ý nhắm mắt làm ngơ. Những câu văn của bà khiến họ không còn có thể yên ổn với sự thờ ơ của mình.

Điểm sáng ở cuốn sách "Ngọn lửa hoang dã" này là dù những bài viết đã có một độ lùi thời gian nhất định nhưng những điều bà viết trong đó vẫn nguyên giá trị, như chuyện đương thời. 

Long Ứng Đài sinh năm 1952 tại Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc). Còn có bút danh khác là Hồ Mỹ Lệ. Bà lấy bằng tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Thập niên 1980, bà trở thành tên tuổi nổi bật trong giới trí thức Đài Loan qua những bài viết của mình.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo