xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những chiếc vé xem xiếc

Nguyễn Tấn Thư

Tình nghĩa thầy trò khiến tôi càng thêm yêu nghề dạy học, yêu đất Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi trưởng thành trong cuộc đời.

Thành phố Hồ Chí Minh. Một ngày hè. Ngồi xem xiếc cùng vợ và 2 con, đến tiết mục lạ là chó làm toán thì tất cả các dãy ghế ngồi đều vang lên tiếng vỗ tay nhưng tôi không để ý, chốc chốc lại đảo mắt nhìn khán giả như đang tìm kiếm một người nào đó. Thấy vậy, vợ tôi ngạc nhiên hỏi:

- Có việc gì vậy anh? Có ổn không anh?

- Anh vẫn ổn. Anh đang nghĩ về một chuyện…hơi dài. Để lát nữa anh kể.

Rồi quá khứ như những thước phim quay chậm dần dần hiện lên trong đầu tôi. Tôi là dân thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp đại học, tôi được điều động đi dạy học ở tỉnh Long An. Sau 10 năm dạy học, tôi xin được thuyên chuyển công tác về lại TP, tiếp tục sự nghiệp trồng người. Trong thời gian này, tôi có dạy theo chế độ thỉnh giảng ở Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên Tân Phú thuộc quận Tân Phú. Lớp tôi dạy có đặc điểm là học viên khá đông, 1/4 lớp là người lớn (công nhân, viên chức…)  và 3/4 lớp là các em ở độ tuổi học sinh cấp 3. Ngày thi cuối học kỳ II môn văn khối lớp 12, tôi được trường phân công làm giám thị coi thi ở lớp mà tôi đang phụ trách việc giảng dạy. Trong phòng thi, có một nam học viên thường ngước lên nhìn tôi rồi lại cúi xuống cắm cúi viết khiến tôi có phần nghi ngờ. Tôi nhẹ bước đến bên cạnh ông ấy thì phát hiện ra bên dưới tờ giấy thi là tập tài liệu môn văn. Tôi tịch thu tập tài liệu và ghi lên tờ giấy thi dòng chữ " Sử dụng tài liệu, bị điểm 0".

Những chiếc vé xem xiếc - Ảnh 1.

Học viên tại trung tâm giáo dục, nơi tác giả từng giảng dạy ngày trước

Ông không phản ứng gì chỉ gục mặt xuống bàn. Ngồi trên bàn giáo viên, tôi tiếp tục quan sát phòng thi và chợt thấy ông ta ngẩng lên nhìn tôi, mặt đầm đìa nước mắt khiến tôi có phần ái ngại. Tôi vừa nhớ ra, ông ấy là một  viên chức, do chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nên đăng ký học lớp bồi dưỡng thường xuyên. Vừa nhìn ông, tôi vừa miên man suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng. Mình có nên bỏ qua, tha thứ lỗi lầm cho ông ấy? Nhưng không được, cả phòng thi đã thấy, nếu tha thứ thì biết đâu sẽ có đơn kiện cáo, khi đó người bị kỷ luật sẽ là mình. Nếu tha lỗi  thì không giáo dục được tính trung thực, không có sự công bằng và kỷ luật phòng thi sẽ không nghiêm. Nếu có một trường hợp quay cóp khác xảy ra ngay trong buổi thi này, phòng thi này thì mình sẽ xử lý ra sao? Tội nghiệp cho ông ấy nhưng không thể làm khác được… Hay là tha lỗi cho ông ấy, chỉ nhắc nhở thôi. Ông đã lớn tuổi, đã có gia đình, lại bỏ học đã lâu, chắc chắn rằng việc học lại sẽ gặp nhiều khó khăn…

Rồi tôi đi đến một quyết định. Tôi đứng dậy đến bên ông ấy, gạch bỏ dòng chữ " Sử dụng tài liệu, bị điểm 0" trên bài thi rồi  nói: " Anh làm bài tiếp đi. Anh vi phạm lần đầu nên tôi chỉ nhắc nhở và tịch thu tài liệu của anh". Ông ấy vừa khóc vừa nói lí nhí: " Em xin lỗi thầy" rồi sau đó cắm cúi làm bài tiếp.

Thời gian trôi qua, nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng vô số công việc như chấm bài, ghi điểm, ghi học bạ, soạn giáo án, lên lớp, ôn thi, chủ nhiệm lớp… chiếm gần hết thời gian của tôi khiến tôi không còn nhớ đến cái buổi coi thi hôm ấy. Một hôm, đang lững thững trước một sân vận động thì tôi tình cờ gặp lại nam học viên ấy. Ông tươi cười chào tôi và nói:

- Em chào thầy, thầy còn nhớ em không?

          Thoáng chút ngạc nhiên, tôi gật đầu, nhận ra ông ấy. Không đợi tôi mở lời, ông nói:

          - Em vừa thi đậu trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Em cảm ơn thầy đã tận tình  giúp đỡ em trong năm học vừa qua, đặc biệt là sự bao dung, rộng lượng của thầy trước những sai sót của em! Em xin được tặng thầy mấy cái vé xem xiếc.

Sau vài câu thăm hỏi xã giao, ông tươi cười đặt vào tay tôi 4 chiếc vé. Tôi vừa nói "Cảm ơn ông" thì ông đã gật đầu chào tôi rồi bước lên chiếc xe con đang đợi sẵn.  

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tiếng vỗ tay của khán giả đưa tôi trở về với thực tại. Mắt nhìn về phía mấy chú khỉ đang diễn trò đạp xích lô nhưng tâm trí của tôi vẫn đang hướng về nam học viên ấy… Tình nghĩa thầy trò khiến tôi càng thêm yêu nghề dạy học, yêu đất Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi trưởng thành trong cuộc đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo