xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những cô Dần quê tôi

ĐỨC DŨNG

Họ sống đơn sơ, giản dị và đáng trân trọng, như nhành xuân trong vườn xuân đất nước.

Suốt cuộc đời mình, tôi gặp rất nhiều người tuổi Dần, có những người đúng là phần số vất vả, nhưng cũng có những người làm nên sự nghiệp lẫy lừng, nhất là những người đàn ông tuổi Dần. Song với phụ nữ, đa số để đạt thành công, hạnh phúc đều phải nỗ lực rất nhiều, dĩ nhiên tuổi nào cũng phải vậy thôi, đâu chỉ tuổi Dần. Năm nay, tôi nhớ đến những người phụ nữ bình dị, chân chất ở quê tôi, những người tuổi Dần, tên Dần trong đời sống thường ngày, đi qua những tháng năm lịch sử của đất nước, quê hương, vượt qua những bi kịch cuộc đời để luôn sống đẹp. 

Người đàn bà tên Dần đầu tiên chính tại quê hương tôi - vùng trung du Vĩnh Phú cũ còn in đậm trong tôi từ thời niên thiếu. Vào những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt (1967-1972), chị Nguyễn Thị Dần là một thôn nữ dịu dàng, thắt đáy lưng ong, làn da mịn màng, cánh mũi cao, mái tóc dài như suối khiến bao trai làng mơ ước, kể cả những chàng biết mình sẽ ra trận. Và may mắn đó, duyên số đó thuộc về anh Trần Ðức Nhu. Anh Nhu sinh năm Canh Dần (1950). Do những đợt động viên tuyển quân gấp nên hai bên gia đình mới chỉ làm lễ ăn hỏi. Miếng trầu là dâu nhà người. Chị Dần đã là vợ chưa cưới của anh Nhu. Bà con anh em cô bác lúc đó trêu đùa "Chồng tuổi Dần, vợ tên Dần chắc chắn "Hổ phụ sinh hổ tử"".

Những cô Dần quê tôi - Ảnh 1.

Cô Phạm Thị Dần.ảnh: ĐỨC DŨNG

Những cô Dần quê tôi - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Thị Dần

Những cô Dần quê tôi - Ảnh 3.

Ảnh: Phùng Anh Tuấn

Thế rồi, sau ngày anh nhập ngũ (1971), những cánh thư anh chị gửi cho nhau cũng đầy nhớ nhung, khao khát, mong đến ngày anh cùng đoàn quân chiến thắng trở về. Thế nhưng trước ngày Hiệp định Paris được ký kết (1973), gia đình và chị nhận hung tin: Anh đã anh dũng ngã xuống tại mặt trận phía Nam. Chị cũng rũ xuống như một tàu lá héo.

Tôi còn nhớ lễ truy điệu liệt sĩ Trần Ðức Nhu cùng 3 liệt sĩ khác ở sân kho hợp tác xã do chính quyền và các đoàn thể của xã tổ chức: 4 ngôi mộ giả đắp đất, có vòng hoa đỏ xen lẫn vòng hoa trắng cùng những vành tang trắng. Chị Dần vật vã ôm ngôi mộ đất có biển ghi tên anh, thảm thiết gọi tên anh khiến bao người không cầm nổi nước mắt... Ðoạn tang anh, nén đau thương đến cạn kiệt nước mắt, dùng dằng mãi chị cũng phải "đi bước nữa". Nhưng ngày giỗ của anh và ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 hằng năm, chị vẫn thắp hương cầu khấn anh - người chồng đầu tiên được "Tổ quốc ghi công", phù hộ.

Không đâu xa, đối diện với con hẻm vào nhà tôi là nhà của cô Dần khác, tọa trên mép đường liên xã. Họ tên Phạm Thị Dần nhưng cô sinh năm 1958, tuổi Mậu Tuất. Các cụ ngày xưa vẫn đặt tên con cái theo các con giáp. Chính ở nhà cô Dần, trong 6 người con của ông bà Ba Ðạt thì 4 người mang tên Sửu, Dần, Mão, Thìn.

Gia đình cô Dần thuộc hộ nghèo, bố mẹ là dân ngụ cư từ Nam Ðịnh lên. Cô Dần và các em cô có giọng hát trời cho, lại thường xuyên nghe học dạy hát trên Ðài Phát thanh quốc gia. Ngay cả các làn điệu dân ca, tuồng chèo, cải lương khi cô cất lên lanh lảnh, nhất là khi xuống xề câu vọng cổ dài như... vô tận, khiến người quê phải... há hốc mồm. Khi dân quân hăng say luyện tập rồi giao lưu, cô song ca bài "Trước ngày hội bắn". Khi Ðoàn Thanh niên liên hoan chia tay ngày mai các chàng trai trẻ lên đường, cô rạng rỡ dưới ánh đèn măng-sông thời chiến, giọng cao vút mà khỏe khoắn hát "Lá xanh" của Hoàng Hiệp: "Ði đầu quân, tất cả ra tiền tuyến/ Mau lên đi, hỡi các anh trai làng"!

Rõ ràng, người mang tên Dần ở đây nổi lên như một "hạt nhân" văn nghệ nơi vùng quê chân chất ngàn đời để "truyền lửa" và tiếp sức cho bao người quê bình dị, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Vì nhà nghèo, học thấp cô chẳng màng phấn đấu sau này làm ca sĩ hay văn công chuyên nghiệp, cát-sê cao ngất ngưởng và thành "người của công chúng". Nhưng cô vẫn là một cô Dần được người quê tôi nhớ đến, ngưỡng mộ sắc vóc, tài năng.

Viết và nhớ lại một thời tuổi trẻ sôi nổi cống hiến hết mình của cô, tôi bỗng liên tưởng tới thiên tùy bút tuyệt phẩm "Ðường chúng ta đi" của Nguyễn Trung Thành: "... Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya... Ðó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát... Ðó là tiếng ngân nga của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng, của những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu...". Cô Dần trước ngõ nhà tôi và cả chính tôi, vừa là nhân chứng vừa "tắm mình" vào thời khắc không thể nào quên đó!

Những người tuổi Dần, tên Dần qua đôi nét chấm phá và khắc họa trên, không phải là người của công chúng như văn nghệ sĩ và những người xuất chúng trong các lĩnh vực khác. Nhưng việc làm, hành động, nghĩ suy, "cháy" hết mình dù ở phạm vi hẹp, tưởng giản đơn bé nhỏ song ý nghĩa vô cùng to lớn. Họ sống đơn sơ, giản dị và đáng trân trọng, là một nhành xuân trong vườn xuân mơn man, ngát hương của đất nước!   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo