xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những "cô tiên" của TP HCM

Vân Thanh

Tôi thấy TP HCM này lạ thiệt, cái gì cũng làm người ta mơ ước! Chỉ cần bạn dám ước mơ và thực hiện. TP HCM như dòng sông cuồn cuộn phù sa vun bồi mơ ước

Là người trẻ, tôi không có khái niệm về một Sài Gòn xưa, mà chỉ cảm nhận rõ hơn về một đô thị hiện đại mang tên TP HCM, một "Sài Gòn cô tiên năm 2000". Vâng, năm 2000, năm cô bé lên 8 là tôi bắt đầu có dịp lên TP HCM, biết đến những khu vui chơi hấp dẫn như Đầm Sen, Suối Tiên... TP HCM đẹp thật, đẹp như cô tiên của nhạc sĩ Phương Uyên vậy. Lung linh, kỳ ảo, dẫn dắt tôi vào thế giới đầy sắc màu mơ ước. 

Rồi cô tiên hóa thân thành những nhân vật "Ngày xửa ngày xưa" trên sân khấu Nhà hát Bến Thành. Những cô tiên mê hoặc bọn trẻ, dạy bọn trẻ điều hay lẽ phải, rất đẹp mà cũng rất đời! Tôi gọi đó là những cô tiên TP HCM phù phép yêu thương. 

Lên 10. Tôi bắt đầu biết đến sân khấu kịch người lớn, biết thương hiệu kịch Idecaf, biết đường Lê Thánh Tôn, biết những cái tựa: "12 bà mụ", "Cô chủ quán xinh đẹp", "Đại tốt"... Ở đó, không có những cô tiên, mà có những câu chuyện, cuộc đời khóc cười theo số phận. Ở đó có không gian nghệ thuật nghiêm túc mà lần đầu trong đời tôi thưởng thức. Khi điện thoại chuyển sang chế độ rung cũng là lúc nghệ sĩ cùng khán giả thăng hoa cảm xúc... Tôi yêu kịch. Tôi nhận ra kịch là một phần của TP này hay nói cách khác TP này không thể thiếu kịch! Tôi quý mến và trân trọng những cái tên nghệ sĩ tài danh Thành Lộc, Hữu Châu, Đại Nghĩa, Đình Toàn, Thanh Thủy, Hồng Ánh... Họ không chỉ mang đến cho tôi giây phút thư giãn, niềm vui..., mà còn gieo tính cách, truyền cảm hứng, ước mơ.

Những cô tiên của TP HCM - Ảnh 1.

Trường Đại học Y Dược TP HCM, nơi tác giả từng trải qua những năm tháng học hành

Nhớ ngày đó ba chở tôi dạo phố TP HCM trên chiếc xe cub cánh én. Ba dừng lại ngắm nghía, thuyết minh: Dinh Thống Nhất nè con, đối diện xa kia là Sở Thú, cũng gọi Thảo Cầm Viên. Rồi ba nghiêm túc, lắng đọng khi dừng xe trước cổng Trường Đại học Y dược TPHCM. Ba nói mấy chục năm trường vẫn vậy, không thay đổi nhiều, cũ kỹ, nhưng lắm người mơ ước.

Tôi thấy TP HCM này lạ thiệt, cái gì cũng làm người ta mơ ước! Người yêu diễn xuất, người thích mua bán, người ham học hành... Chỉ cần bạn dám ước mơ và thực hiện. TP HCM như dòng sông cuồn cuộn phù sa vun bồi mơ ước, như nồi cơm Thạch Sanh luôn mở ra giúp kẻ đói lòng... 

Tôi vào trường Đại học Y Dược TP HCM với một tâm thế đầy phấn khởi. Bởi tôi biết, ngôi trường này, mảnh đất này sẽ chắp cánh cho mình như đã chắp cánh cho bao người khác. TP HCM đắt đỏ nhiều thứ, cả chi phí học tập. Nhưng TP cũng không gạt bỏ bất kỳ ai yêu đèn sách, bởi TP có lắm cô tiên... Vâng, tôi đã gặp nhiều cô tiên trên con đường tự lực cánh sinh đến giảng đường. Những bà mẹ thương cô sinh viên làm gia sư như con cháu; những cô chú trên đường luôn rộng mở tấm lòng, ra tay nghĩa hiệp với "mấy đứa sinh viên"; là "ông bụt" bơm xe miễn phí cho sinh viên ở trọ ngoài đầu hẻm... TP HCM là vậy, không sợ bạn thiếu tiền, chỉ sợ bạn thiếu niềm tin, nghị lực, ước mơ.  

TP HCM không thể thiếu kịch bởi mảnh đất này đã là sân khấu lớn chứa đựng biết bao kịch bản cuộc đời. Những vở chính kịch với đủ cảm xúc hỉ nộ ái ố dù có truân chuyên, thăng trầm đến đâu cũng quy về một lối của sự bao dung, tình người.

Bao nhiêu phận người đã đổi thay, bao sự nghiệp, công danh đã thành tựu, bao người đã đến rồi đi... TP HCM vẫn tiếp nối sứ mạng của mình. Nhưng với những người đã xa TP HCM như tôi, dù ở phương trời nào vẫn giữ trong tim hình ảnh, con người TP HCM như một miền ký ức khó phai!  

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo