"When they see us" kể về vụ án có thật, từng gây chấn động dư luận, do Netflix sản xuất và trình chiếu. Phim khiến dư luận xúc động mạnh. Chỉ bốn tập ngắn ngủi nhưng đưa khán giả chìm đắm vào đủ loại cảm xúc ám ảnh.
Câu chuyện bắt đầu tối 19-4-1989, một người phụ nữ tên Trisha Meili chạy bộ xuyên qua công viên trung tâm ở New York - Mỹ, bị hành hung, cưỡng hiếp dã man và bỏ lại trong tình trạng nguy kịch. Sau 12 ngày hôn mê, Trisha Meili tỉnh lại mà không nhớ về vụ việc xảy ra đêm hôm đó. Cảnh sát ráo riết truy lùng nghi phạm để trấn an dư luận vốn lên án gay gắt vụ án dã man này.
Oprah Winfrey trải lòng cùng 5 người oan án
5 người oan án ngoài đời thực của "When they see us"
Cùng thời điểm đó, tại công viên, một nhóm gồm 20-30 nam thanh thiếu niên da màu tụ tập la lối, trêu chọc người da trắng. Người dân xung quanh gọi cảnh sát tới, bắt giữ vài người đưa về đồn trong khi số còn lại chạy thoát.
Cảnh sát cho rằng những thanh thiếu niên tham gia vụ quấy rối trên đều là nghi phạm trong vụ án Trisha Meili. Cuối cùng, 5 thiếu niên: Korey Wise, Kevin Richardson, Raymond Santana, Antron McCray và Yusef Salaam bị buộc tội mặc dù không có bằng chứng xác minh tội lỗi của họ. Họ vẫn bị kết án ở tù trong thời hạn 5 đến 15 năm. Ở phiên phúc thẩm, bản án đưa ra là từ 6 đến 13 năm tù.
Năm 2002, Matias Reyes, một kẻ giết người và hiếp dâm từng bị kết án tù đã thú nhận là hung thủ hãm hại Trisha Meili với chứng cứ rõ ràng. Cả 5 người bị kết án oan và mất hết cả tương lai khởi kiện đòi lại công bằng cho bản thân. Họ được bồi thường 41 triệu USD vào năm 2014, sau thời gian dài đấu tranh pháp lý.
Phim tập trung khắc họa nỗi đau, bế tắc mà 5 thiếu niên phải gánh chịu khi bị cảnh sát tra khảo bạo lực, bức cung. Phim lên án nạn phân biệt chủng tộc cùng hệ lụy tàn phá cả cuộc đời của 5 thiếu niên sau án oan họ nhận, khó hòa nhập cộng đồng vì sự kỳ thị, cái nhìn dè dặt của người đời.
Trong cuộc phỏng vấn với Oprah Winfrey sẽ phát sóng ngày 12-6, cả 5 người từng mang oan án cho biết họ rất biết ơn vì các nhà làm phim sử dụng câu chuyện của mình để làm sáng tỏ sự bất công của xã hội. Phim khơi gợi lại nỗi đau khó xóa bỏ trong đời họ.
Cảnh trong phim khi 5 thiếu niên bị bắt
Họ hoảng sợ bởi chẳng có cha mẹ bên cạnh
Bàng hoàng với những tội lỗi mà mình đang bị thẩm vấn
Những đứa trẻ hoang mang
"Tôi thấy vui buồn lẫn lộn. Việc xem phim là nhìn lại nỗi đau của mình nhưng tôi nghĩ nó cần thiết, cần phải được kể ra để mọi người cùng xem và cảm nhận" - Kevin Richardson, một trong 5 người bị oan, thổ lộ.
"Nó khơi lại nhiều nỗi đau" - Antron McCray nhận định. Anh cho biết đến tận ngày nay vẫn bị tàn phá dữ dội bởi những ngày tháng kinh hoàng trong tù. Anh từ chối đề nghị của vợ đến bác sĩ tâm lý trị liệu bởi cả hệ thống đã bị hỏng nhiều thứ mà không thể sửa chữa được nữa. Yusef Salaam nói anh từng đi bộ lòng vòng với đầu lúc nào cũng cúi thấp xuống nhưng giờ đây có thể tự hào ngẩng cao đầu.
Vụ án khiến họ mất nhiều cơ hội trong đời vì chẳng tìm được công việc với lý lịch đen thời gian mới ra tù
Một cơ hội cũng là nhỏ nhoi
Bình luận (0)