NSND Diệp Lang
Theo tin từ gia đình đang sinh sống tại San Dieago - bang California (Mỹ), NSND Diệp Lang (tên thật Dương Công Thuấn, sinh 4-3-1941) đã qua đời ngày 11-3 vì bệnh tim, thọ 83 tuổi. Sự ra đi của ông để lại nhiều thương tiếc cho gia đình, nghệ sĩ đồng nghiệp. Trước đó khá lâu, ông còn mắc chứng Parkinson khiến tay, chân run rẩy, nhưng tinh thần minh mẫn.
Ông sinh ra và lớn lên tại làng Bình Tiên, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp. Bước chân theo nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ từ năm 8 tuổi, NSND Diệp Lang theo cha là thầy đàn Ba Diệp tham gia đoàn cải lương Tam Phụng.
NSND Diệp Lang trong vai Hội đồng Thăng (vở "Đời cô Lựu) diễn tại Nhà hát TP (Chương trình "Làn điệu phương nam")
Năm 12 tuổi, Diệp Lang bước lên sân khấu trong vở "Lấp sông Gianh" của Đoàn Cải lương Kim Thoa, rồi sau đó là đoàn Việt Hùng – Minh Chí, đến đoàn Phụng Hảo – Ba Vân..., nhưng đó cũng chỉ là những vai phụ, đến khi được soạn giả kiêm ông bầu Nguyễn Huỳnh (cũng là bạn của cha ông) đưa về đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ (Long An), ông mới được giao vai chính: hoàng tử trong vở "Chiếc nhẫn kim cương". Năm 1962, ông gia nhập đoàn Kim Chưởng, đây là quá trình học nghề và ông nhanh chóng tạo được niềm tin vì sự sáng dạ, thông minh.
NSND Diệp Lang đã từng được trao giải HCV Thanh Tâm năm 1963
Ông có nhiều vai diễn thành công trong sự nghiệp nghệ thuật như: Trung sĩ Tám (vở "Tìm lại cuộc đời"), Hội đồng Dư (vở "Tiếng hò sông Hậu"), Hội đồng Thăng (vở "Đời cô Lựu"), Lê Quý (vở "Tâm sự Ngọc Hân")... Ông còn tham gia nhiều vở kịch nói, đóng phim và làm công tác đạo diễn, quản lý, dạy nghề trên sàn tập cho nhiều diễn viên trẻ. Ông từng tham gia công tác Hội Sân khấu TP HCM hơn 20 năm với vai trò ủy viên, phụ trách nhiều hoạt động về chuyên môn.
NS Diệp Lang được soạn giả Thu An giao cho đóng vai ông già 70 tuổi (người cha trong vở "Người anh khác mẹ"). Đó là vai diễn ghi dấu ấn trong cuộc đời nghệ thuật của ông với Giải thưởng Thanh Tâm năm 1963.
NSND Diệp Lang
Trong thời kỳ này, ông đã đóng một số vở và rất thành công như: "Trung sĩ Tám" trong "Tìm lại cuộc đời", "Hội đồng Dư" trong "Tiếng hò sông Hậu", "Hội đồng Thăng" trong "Đời cô Lựu", "Lê Quý" trong "Tâm sự Ngọc Hân", "Lê Xuân Giác" trong "Tiếng sóng Rạch Gầm", "Ông nội" trong "Cây lẻ bạn", "Ông Hai" trong "Đàn ca tri kỷ".
Sau năm 1975, ông gia nhập đoàn Cải lương tập thể Sài Gòn II. Đoàn của ông lưu diễn khắp nơi, diễn tại những vùng biên giới Tây Nam,... Ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng đoàn 284. Vừa tham gia công tác quản lý, vừa làm nghệ thuật.
Ông được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2003.
Trong sự nghiệp nghệ thuật, ông đã có những đóng góp không chỉ ở vai trò diễn viên mà còn là đạo diễn, nhà quản lý và người truyền nghề lão luyện. Ông được trao HCV Thanh Tâm năm 1963; bằng Danh dự giải Thanh Tâm năm 1964; Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993; Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu năm 2000.
Ngoài ra, ông còn được chọn đi biểu diễn ở nước ngoài như: năm 1984 tại các nước Tây Âu, năm 1986 diễn tại Campuchia, năm 1997 diễn tại Pháp và năm 1998 diễn tại Úc.
Bình luận (0)