xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - NSƯT Thanh Nguyệt xuất hiện với vai trò khách mời trong chương trình "Tài tử miệt vườn". Bà đã khóc thật nhiều vì nhớ nghề khi diễn lại trích đoạn "Tiếng hò sông Hậu".

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 1.

NSƯT Thanh Nguyệt trong trích đoạn "Tiếng hò sông Hậu" - chương trình "Tài tử miệt vườn"

Không còn gắn bó với ánh đèn sân khấu khi đời sống sàn diễn cải lương ngày càng hiu hắt, NSƯT Thanh Nguyệt nhớ nghề và lần này xuất hiện dẫu là một vai phụ nhưng bà cảm thấy thật sự hạnh phúc. Ở tuổi 73, NSƯT Thanh Nguyệt vẫn giữ được gương mặt đậm nét phúc hậu.

 Ngoài việc tham gia các chương trình đờn ca tài tử, "Vầng trăng cổ nhạc" của HTV, bà còn đến với chương trình "Tài tử miệt vườn" của Đài Truyền hình Đồng Tháp, để làm điểm tựa cho thế hệ trẻ khao khát dấn thân vào sự nghiệp diễn xuất của bộ môn nghệ thuật cải lương.

Bà tâm sự rất nhớ sàn diễn, mong có cuộc hội ngộ đầy đủ những nghệ sĩ đồng nghiệp đã một thời cùng bà "vào Nam ra Bắc", lưu diễn khắp nơi, mà vở tuồng "Tiếng hò sông Hậu" và nhiều tác phẩm kinh điển khác đã được bà cùng lớp nghệ sĩ cùng thời khắc dấu son vàng lên sân khấu cải lương. 

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 2.

Vai bà Tư Hậu khiến NSƯT Thanh Nguyệt xúc động vì nhớ sân khấu

NSƯT Thanh Nguyệt có chung xuất phát điểm giống như các nghệ sĩ tài danh: NSND Lệ Thủy, NS Hồng Nga, NSND Ngọc Giàu, NS Kim Ngọc… Bà được cha mẹ gửi vào Thánh thất Cao Đài Bạc Liêu để học đạo và học chữ. Gặp duyên may có người biết đờn, phát hiện giọng ca của bà trầm ấm, thanh thoát nên tình nguyện dạy cho học ca theo đúng nhịp đờn, đúng bài bản. Vào thời điểm đó, có nhiều đoàn cải lương đang cần nhiều diễn viên trẻ nên bà được dịp may tiến thân.

Soạn giả Nguyễn Phương kể nhờ có giọng tốt, Thanh Nguyệt được nhận vô Ban Đồng Nhi ca trong các buổi cúng lễ. Lúc ở tuổi lên 8, Thanh Nguyện đã bắt chước ca bài "Lắng Tiếng Chuông Ngân" của nữ nghệ sĩ Thanh Nga ca qua đĩa nhạc. Giọng ca của Thanh Nguyệt đã khiến nhạc sĩ đàn kìm Năm Nhu trong tòa Thánh thất Cao Đài chú ý nên ông tìm đến nhà xin nhận Thanh Nguyệt làm đệ tử. Ông dạy cho Thanh Nguyệt ca đủ các ba Nam, sáu Bắc và vọng cổ. 

"Tôi còn nhớ Thanh Nguyệt có người cha nuôi giấu cán bộ cách mạng, bị bắt giam tù mấy năm. Thanh Nguyệt phải nghỉ học để phụ má nuôi đàn em thơ dại. Sau đó Thanh Nguyệt trở thành đệ tử thầy Năm Nhu và được người bạn của cha giới thiệu ca trên Đài phát thanh tỉnh Bạc Liêu, mỗi tuần ca hát một lần, thính giả rất thích thú" – soạn giả Nguyễn Phương nhớ lại.

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 3.

Bà luôn yểm trợ cho các diễn viên trẻ trên sân khấu cải lương

Đoàn hát Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao là một đoàn hát đại ban, lúc đó Hoa Sen đã không còn hát các tuồng chiến tranh mà chuyển qua diễn các tuồng xã hội cận đại như: "Bến hẹn năm xưa", "Sanh dưỡng đạo đồng", "Người thám tử què", "Người Mẹ Việt Nam".... Đào chánh đoàn Hoa Sen là nữ diễn viên Ngọc Hạnh bất ngờ xin nghỉ đờn, ông bầu Bảy Cao cấp tốc tập cho NSƯT Thanh Nguyệt diễn thế vai của Ngọc Hạnh trong tuồng "Bến hẹn năm xưa".

"Lần đầu tiên bước ra sân khấu, tôi phải hát thế một vai đào chánh, nhờ từ lâu tôi theo dõi và học tuồng bên cánh gà nên hoàn thành vai diễn. Ông Bầu Bảy Cao từ đó giao cho tôi diễn vai chánh trong các tuồng: "Sanh dưỡng đạo đồng", "Người Mẹ Việt Nam"…. Bây giờ nhìn các em nhỏ đến với "Tài tử miệt vườn", tôi nhớ xuất phát điểm của mình, chỉ có sự liều lĩnh, gan dạ mới làm nên chuyện. Đam mê là một phần thôi, còn lại phải là nỗ lực. Các em bây giờ có đam mê nghệ thuật cải lương, lại có thêm sân chơi này để thi thố thì là một điều may mắn" – bà tâm sự.

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 4.

Chương trình "Tài tử miệt vườn" là một sân chơi bổ ích, giúp các thí sinh thể hiện đam mê ca cổ và diễn xuất cải lương

NSƯT Thanh Nguyệt nhớ mãi một kỷ niệm đó là cuối năm 1962, đoàn Hoa Sen hát ở Vạn Giả, bà được tin mẹ mất. Lúc đó, đoàn Hoa Sen không ký hợp đồng với bà, vì dù hát vai chánh nhưng ông bầu xem như bà đang học hát. Tiền lương rất thấp nên bà không đủ tiền mua vé xe đò về quê thọ tang mẹ. Các nghệ sĩ trong đoàn đã quyên góp giúp cho bà số tiền đủ mua vé xe và cô bạn thân tên Phi tháp tùng cùng bà về quê thọ tang mẹ.

Cơ hội đến với bà khi bà bầu Kim Chưởng hứa tăng lương gắp đôi và đưa cho bà 20.000 đồng ký hợp đồng trong 2 năm. Nhờ số tiền này, bà đã phụ cha lo cho các em ăn học.

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 5.

Vở "Tiềng hò sông Hậu" là tác phẩm kinh điển của sân khấu cải lương

Về đoàn Kim Chưởng là bước ngoặc mới trong sự nghiệp nghệ thuật của NSƯT Thanh Nguyệt. Bà nhanh chóng nổi tiếng qua những vở: "Người gọi đò bên sông" (vai Nhật Thường Dung), "Mười đêm hương lửa" (vai Cát Dung), "Quỷ Bão" (vai Thất Hồn Nhân)… Và bà nổi danh qua vai Tiểu Long Nữ trong tuồng "Song Long Thần Chưởng", được giới thiệu tham gia giải HCV Thanh Tâm năm 1964.

Soạn giả Nguyễn Phương nhận xét: "Như vậy, chỉ sau 3 năm đi hát qua hai đoàn Hoa Sen và Kim Chưởng, nữ nghệ sĩ Thanh Nguyệt đã vinh dự đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm, một giải thưởng sân khấu mà các nam nữ nghệ sĩ cải lương đều mơ ước. Buổi phát giải Thanh Tâm 1965, Thanh Nguyệt hát trên sân khấu Dạ Lý Hương qua vở "Bụi mờ ải nhạn", được khán giả và ký giả kịch trường nhiệt liệt khen ngợi. Năm 1966, hết contrat (hợp đồng) với đoàn Kim Chưởng, bầu Long Kim Chung mời Thanh Nguyệt về hát với một contrat 250.000 đồng, hát trong đoàn Kim Chung 1. Đến năm 1968, cô sang hát ở đoàn Kim Chung 5, rồi năm 1971 cộng tác với đoàn Thái Dương của bà bầu Tiêu Thị Mai. Từng bước chuyển của cô đào hát sống đầy nhân ái, luôn chan hòa với đồng nghiệp, dìu dắt đàn em, đã cho Thanh Nguyệt có được nhiều tình thương của khán giả, nghệ sĩ đồng nghiệp".

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề - Ảnh 6.

Thể hiện những vai bà mẹ chịu nhiều gian nan là sở trường của NSƯT Thanh Nguyệt

Nhiều năm sau này, tên tuổi NS Thanh Nguyệt gắn liền với bảng hiệu 2-84 và bà đã tạo nhiều dấu ấn trên sân khấu này. Năm 1989, NS Thanh Nguyệt vào vai Thị Bình trong "Lôi Vũ" do NSND Diệp Lang dàn dựng. Sau đó, bà tiếp tục sáng tạo xuất sắc vai bà mẹ bị mù của nàng Xuân Tự trong vở "Áo cưới trước cổng chùa". 

Bên cạnh những vai bà mẹ hiền hậu, khắc khổ, NS Thanh Nguyệt còn hóa thân vào những dạng vai lẳng - độc và tạo được thành công nhất định, như: Cô Ba trong vở "Kiếp chồng Chung" (1990), vai bà mẹ từ nước ngoài về trong vở "Lời ru của biển" (1991)... Hầu hết vai diễn của bàn  được công chúng yêu thích.

Nói về chương trình "Tài tử miệt vườn" đang thu hút sự quan tâm của công chúng khi xem Đài TH Đồng Tháp, bà nhận xét: "Các em bây giờ tự tin lắm, ca diễn chững chạc. Vui hơn là có dịp tái dựng những trích đoạn hay của sân khấu cải lương để giới trẻ chiêm ngưỡng. Ngoài tôi còn có nhiều nghệ sĩ khách mời tham gia, hỗ trợ cho các em, giúp các em tỏa sáng trong các vở như: "Tiếng hò sông Hậu", "Nửa đời hương phấn", "Tô Ánh Nguyệt", "Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga"…Tôi tin từ sau sân chơi bổ ích này, các em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý cho nghề diễn viên".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo