NSƯT Thanh Thanh Hiền
NSƯT Thanh Thanh Hiền cho biết, trong lịch sử hình thành và phát triển của sân khấu cải lương Việt Nam đã từng rất nhiều cuộc "hợp hôn" giữa nghệ thuật cải lương và nghệ thuật xiếc với những màn phun lửa, phóng dao, đua ngựa, đu bay... chinh phục khán giả trên sân khấu cải lương.
"Nhưng với vở "Cây gậy thần" hứa hẹn là lần kết hợp toàn diện nhất, để đưa đến khán giả những sáng tạo của nghệ sĩ hai bộ môn cải lương và xiếc" - NSƯT Thanh Thanh Hiền nói.
Vở "Cây gậy thần" là tác phẩm đầu tiên trong dự án nghệ thuật liên kết giữa hai đơn vị công lập mang tên "Huyền sử Việt". Dự án gồm 4 vở ca ngợi công đức của 4 vị thánh trong tín ngưỡng tâm linh nguyên thủy của người dân Việt Nam là: "Chử Đồng Tử", "Mẫu Liễu Hạnh Tản Viên Sơn Thánh" và "Thánh Gióng".
NSƯT Thanh Thanh Hiền
Là người thể hiện những bài hát mang âm hưởng dân ca và nghệ thuật cải lương trong vở diễn này, NSƯT Thanh Thanh Hiên rất muốn khám phá để tìm ra mối liên hệ giữa hai bộ môn nghệ thuật chưa bao giờ nghỉ sẽ song hành cùng nhau đó là xiếc và cải lương.
Sau Lễ khởi công vở diễn "Cây gậy thần" diễn ra tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam sáng 18-9, chị vui vì gặp lại nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp của hai bộ môn. "Tôi phấn khởi khi nhận được lời mời tham dự với tư cách là người thể hiện ca khúc trong tác phẩm. Vốn xuất thân là nghệ sĩ cải lương nên khi được trở lại đúng với vai trò của mình, tôi sẵn lòng tham gia hầu góp phần mang lại cho khán giả sự mới lạ, hấp dẫn dành cho khán giả mộ điệu" - NSƯT Thanh Thanh Hiền bày tỏ.
Được biết, "Huyền Sử Việt" được xây dựng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hướng đến sự cách tân trong hình thức dàn dựng.
NSƯT Thanh Thanh Hiền
NSND Triệu Trung Kiên, quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn đang gặp rất nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19 nhưng tất cả các nghệ sĩ đều quyết tâm chung sức vượt qua, đồng thời nhắm tới mục đích thu hút người xem đến rạp. Sau nhiều lần bàn luận, lãnh đạo 2 nhà hát đã quyết định đề xuất lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho phép thực hiện dự án này.
Để làm rõ hơn khi xiếc kết hợp với cải lương, NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết thêm: "Những lúc nghệ sĩ ca vọng cổ, điểm rơi khi xuống hò sẽ là hành động của xiếc. Các nghệ sĩ xiếc không thoại mà chỉ bằng hành động hình thể và trò diễn, tạo thêm sự hứng khởi cho diễn xuất. Ví dụ như các diễn viên xiếc phi ngựa, đu dây để minh họa cho cặp cải lương đang biểu diễn trên sân khấu. Những kỹ xảo của xiếc mang tính minh họa, đồng thời cùng diễn với các nghệ sĩ cải lương".
Bình luận (0)