xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát huy nội lực sân khấu cải lương

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Sau kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, giải pháp nào khả thi để xứng tầm thương hiệu "anh cả" của nghệ thuật cải lương tại TP HCM đang là điều mà công chúng và văn nghệ sĩ quan tâm

NSND Ngọc Giàu với 13 năm gắn bó Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã nói nghệ sĩ hôm nay tri ân công lao của các tiền nhân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn một loại hình nghệ thuật đặc biệt của dân tộc cũng như tên gọi một đơn vị nghệ thuật qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước nhưng kèm theo đó là nỗi lo của những người làm nghệ thuật sau đại dịch. "Hãy ngưng than thở vì đó là tình hình chung của cả thế giới. Điều cần thiết là sự thích nghi và kế hoạch tiếp sức vững bền để thoát khó" - NSND Ngọc Giàu mong mỏi.

NSƯT Lê Thiện nhìn nhận từ khi thành lập, nhà hát đã được sự quản lý, dìu dắt của những vị lãnh đạo tài giỏi như: NSND Lưu Chi Lăng, NSND Lương Đống, nhạc sĩ Nguyễn Hùng, NSƯT Công Thành, nghệ sĩ An Trung, soạn giả Hùng Tấn, NSƯT Đoàn Bá, nghệ sĩ Phan Quốc Hùng, NSND Trần Ngọc Giàu..., trải qua nhiều giai đoạn thuận lợi và cũng không ít gian nan. 

"Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã ghi đậm dấu ấn qua nhiều công trình, vở diễn, góp phần nuôi dưỡng, đào tạo nên nhiều thế hệ nghệ sĩ. Nhưng giờ đây, sau sự tàn phá nặng nề của đại dịch, nhà hát làm gì để có đời sống sàn diễn thực sự mới là vấn đề đáng bàn" - NSƯT Lê Thiện nói.

Phát huy nội lực sân khấu cải lương - Ảnh 1.

Diễn viên Diễm Kiều và Hoàng Hải trong chương trình kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang

Các nhà chuyên môn nghiên cứu về sân khấu cải lương đã đặt ra 3 mũi nhọn chiến lược vực dậy Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Đó là cập nhật kiến thức cho nguồn nhân lực trẻ; chuyển đổi cơ chế đặt hàng tác phẩm và sân khấu xã hội hóa để trợ lực cho sân khấu cải lương tại TP HCM và thích nghi với nhu cầu thưởng thức của khán giả hôm nay. 

Tiến sĩ văn hóa Mai Mỹ Duyên cho rằng điều cần thiết lúc này là những buổi giao lưu, tọa đàm đi vào từng vấn đề chuyên sâu để tìm ra sự đồng thuận của chiến lược tái hoạt động của sân khấu cải lương sau đại dịch. Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TP HCM) cho rằng qua các lớp huấn luyện nâng cao cho lực lượng diễn viên của nhà hát sẽ thúc đẩy họ có tư duy làm nghề trong điều kiện mới hiệu quả hơn. 

"Nhiều diễn viên chưa rành công nghệ, chưa biết cách tương tác, tạo hình ảnh qua các nền tảng số thì việc quảng bá tác phẩm, vai diễn vẫn cứ trông cậy vào sự may rủi" - tiến sĩ Lê Hồng Phước nói.

Còn theo NSND Trần Minh Ngọc, trước sự đổi mới cần thiết trong hình thức dàn dựng, tiếp cận công chúng do tác động của dịch bệnh, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang phải nhìn nhận hào quang cũ một thời vàng son đã lùi xa, bây giờ là lúc phải xác định hướng đi mới và chiến lược phát huy nội lực của một nhà hát được hoạch định căn cơ. "Sự tiếp sức của các cơ quan hữu trách và sự hợp lực của các sân khấu xã hội hóa sẽ là hướng đi mang tính sống còn để nhà hát tạo vị thế mới" - NSND Trần Minh Ngọc mong mỏi.

NSND Trần Minh Ngọc đánh giá việc nhà hát mở kênh YouTube riêng và livestream các chương trình biểu diễn trên những nền tảng số là một hướng đi mới. "Khi có tác phẩm đạt chất lượng, việc bán vé xem livestream thu phí là hướng đổi mới, thích nghi trong điều kiện biểu diễn. Hơn nữa, những buổi giao lưu với ngôi sao sân khấu theo hình thức trực tuyến cũng là cách tiếp thu ý kiến khán giả, lắng nghe những phản hồi tích cực để đầu tư tác phẩm xứng tầm" - NSND Trần Minh Ngọc phân tích.

NSND Trần Minh Ngọc cũng cho rằng các đơn vị cải lương xã hội hóa như: Chí Linh - Vân Hà, Vũ Luân, Kim Tử Long, Kim Ngân, Huỳnh Long, Minh Tơ, Sen Việt... cần ngồi lại với nhau, phối hợp đầu tư tác phẩm "ra ngô, ra khoai". 

"Nếu lâu nay nhà hát chỉ hỗ trợ việc cho thuê rạp với giá rẻ thì nay có thêm sự phối hợp sẽ góp phần nâng nghệ thuật cải lương tại TP HCM lên một tầm mới. Sự riêng lẻ không tạo thành sức mạnh. Khi có sự hợp lực, được nhà nước đặt hàng tác phẩm, chất lượng nghệ thuật xứng tầm sẽ ra đời" - NSND Trần Minh Ngọc bộc bạch.

Đại diện cho lứa nghệ sĩ trẻ, quán quân Chuông vàng vọng cổ 2014 Nguyễn Minh Trường chia sẻ: "Thế hệ chúng tôi luôn nỗ lực hết mình với mong muốn tạo ra những sản phẩm nghệ thuật đỉnh cao, làm mới nghệ thuật cải lương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả".

Tăng tốc quảng bá

Trong tháng 1-2022, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ tiếp tục công diễn các suất quảng bá cho nghệ sĩ đoạt HCV cuộc thi Tài năng Diễn viên Sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang. "Sau suất diễn tại huyện Nhà Bè, TP HCM tối 30-12-2021, trong tháng 1 sẽ có thêm 1 suất được livestream để phục vụ công chúng. Đồng thời, 3 vở diễn mới sẽ được công diễn phục vụ Tết Nhâm Dần 2022.

Ngoài ra còn có chương trình "Lễ hội Đống Đa - Quang Trung" sẽ được tổ chức trước Nhà hát Thành phố vào tối mùng 5 Tết với sự tham gia của lực lượng diễn viên của nhà hát. Trong năm 2022, nhà hát cũng đã có kế hoạch đặt hàng các tác giả viết kịch bản mới, chuẩn bị cho mùa giải Trần Hữu Trang lần thứ 2" - đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc nhà hát, cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo