xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thói quen thích "xài chùa"!

VĂN NGUYỄN

Cuộc sống cái gì cũng phải trả giá. Cái giá trả cho chuyện "xài chùa" không hề rẻ chút nào

Chủ nhật, tôi chở con ra ngoại thành chơi.Nơi đến là 2 khu vườn sinh thái liền kề nhau. Vườn thứ nhất của một ông chủ - nghe nói có máu nghệ sĩ, hào phóng mở cửa cho khách vào tham quan, vui chơi miễn phí. Vườn thứ hai của một nông dân trung lưu có máu làm ăn, thấy vị trí đất mình có tiềm năng du lịch nên dốc vốn đầu tư, kiến tạo cảnh quan vui chơi và cho khách vào tham quan lấy phí.

Thói quen thích xài chùa! - Ảnh 1.

Minh họa: KHỀU

Nhìn tấm bảng "phí vào cửa: 10.000 đồng/người", trong số khách tham quan không ít người dè bỉu: "Người ta bên cạnh cũng vườn tược hoành tráng như ai, lại cho khách vào vui chơi không tốn tiền; bên này bày đặt thu tiền vào cổng, tính toán "con buôn" quá!". Đa số khách đều đổ xô sang khu vườn "đại gia - nghệ sĩ". Tôi im lặng dắt con sang phía vườn "nông dân", mua vé vào cửa.

Con tôi thắc mắc: "Ba ơi, bên kia không tốn tiền mua vé, sao mình không vào?" - "Đất đai, công sức của người ta, mình vô tư tới "xài chùa" không phải điều hay đâu con. Biết người ta có lòng tốt nhưng nhận lòng tốt của người khác mà không thấy ái ngại là không phải" - "Vậy ông chủ vườn bên này thu phí vào cửa đâu có sai, sao con nghe mấy người kia nói…" - "Không sai. Ông ấy bỏ tiền bạc, đất đai, công sức đầu tư thì khoản đầu tư ấy phải sinh lợi cho ông là điều tất nhiên. Đó là lợi ích chính đáng ông được hưởng, chúng ta không có quyền miệt thị". Con tôi dường như đã hiểu, không thắc mắc gì thêm…

Về nhà, câu chuyện 2 ông chủ vườn và mẩu đối thoại ngắn với con tự nhiên cứ ám ảnh tôi mãi. Dường như không ít người trong cộng đồng chúng ta vẫn còn mang nặng tư tưởng thích được miễn phí (nói nôm na là "xài chùa") mà không thấy hết những hệ lụy đằng sau. Hệ lụy lớn hơn, thói thích "xài chùa" ấy chính là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nghĩ kỹ mà xem, không ít hàng miễn phí thường là hàng chất lượng thấp. Ưa xài đồ miễn phí tức nuôi tư tưởng an phận, bằng lòng với hàng hóa kém chất lượng, miễn sao giá rẻ. Đã vậy thì làm sao kích cầu để khoa học - công nghệ đất nước phát triển?

Thứ hai, hàng miễn phí, cho dù là sản phẩm xuất phát từ những tổ chức, cá nhân thực sự có lòng tốt, cống hiến vì mục đích phi lợi nhuận (chứ không phải là chiêu tiếp thị, quảng bá sản phẩm vì mục đích kinh doanh) nhưng nếu cộng đồng cứ vô tư đón nhận, "xài chùa" một cách thiếu ý thức thì lòng tốt ấy sớm muộn gì cũng sẽ không còn. Bởi không có công trình phúc lợi nào có khả năng tồn tại vĩnh cửu với thời gian mà không cần kinh phí duy tu, tôn tạo; không có hoạt động thiện nguyện nào không đòi hỏi nguồn tài nguyên, vật lực để duy trì hoạt động lâu dài. Đất đai anh chỉ biết trồng và thu hoạch liên miên mà không chịu bón phân sẽ tới ngày cạn kiệt màu mỡ. Tai hại hơn, tâm lý ưa "xài chùa" khiến người ta đánh giá, hành xử không công bằng với những người có đầu óc làm ăn, sản xuất, kinh doanh chân chính (như trường hợp ông chủ vườn "nông dân" đã nói). Kinh tế đất nước có phát triển được - phát triển chậm hay nhanh - phụ thuộc rất lớn vào chính những người có tư duy nhanh nhạy ấy. Vậy nhưng, khi họ bị đánh giá lệch lạc, thậm chí bị miệt thị, tẩy chay, thử hỏi điều gì sẽ xảy ra?

Cuộc sống cái gì cũng phải trả giá. Và cái giá trả cho chuyện "xài chùa" - ngẫm ra mới biết - không hề rẻ chút nào! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo