xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Việt giàu đẹp: Chạy có cờ

Lê Minh Quốc

Ngày xưa có câu "Chạy như chạy chánh tổng/Chạy như chạy lý trưởng" là hàm ý chạy một cách khó khăn, chạy vạy đầu này, luồn lách đầu kia.

Thế nhưng, muốn chạy được cái chức đó, ắt phải thỏa mãn yếu tố "đầu tiên" mới mong được việc. Kiểu chạy ấy dẫu khó nhưng một khi đã toại nguyện, yên ghế thì "gỡ vốn" chẳng mấy chốc, lại lãi chán.

Chạy thì phải nhanh. Có nhiều cách so sánh, ta thử liệt kê xem sao, chẳng hạn: chạy vắt chân lên cổ, chạy bán sống bán chết, chạy có cờ, chạy cong đuôi, chạy nháo chạy nhào, chạy như bay, chạy như ngựa, chạy long tóc gáy, chạy như ma đuổi, chạy trối chết… Các kiểu chạy kia còn dễ hình dung còn nói "chạy có cờ" là chạy kiểu gì?

Tại sao lại gọi "chạy có cờ"? Theo "Việt Nam từ điển" (1970) của Lê Văn Đức: "Chạy nhanh đến tóc đứng lên như bắp hay mía có cờ". Cách giải thích này đơn giản quá chăng?

Khi khảo sát về thành ngữ, tôi nhận ra rằng hầu hết các cụm từ có tính khái quát, phổ biến ấy thường gắn với một quan niệm sống, phong tục tập quán, thói quen thời đó; không những thế, cách nói ấy còn bắt nguồn từ quy định nghiêm ngặt của nhà nước nữa.

"Chạy có cờ" là một thí dụ.

Đọc "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" của Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch Viện Sử học - NXB Thuận Hóa - 1993), ta biết rằng từ năm Minh Mạng thứ 7 về lính chạy trạm - chuyển công văn nhà nước, nhà vua ban chỉ rằng: "Chuẩn cho làm 2 bức cờ vuông dài bằng thứ nỉ màu đỏ, trong thêu 2 chữ "Kinh trạm"; 2 bức cờ đuôi nheo, trong thêu 4 chữ "Mã thượng phi đệ" và phát cho 6 thanh đoản, dao". Không những thế, năm Minh Mạng thứ 14 lại thêm lệ "cắm lông gà lên ngọn cờ". Khi người chạy trạm đến trạm nào thì lập tức phu trạm đó phải nhận lấy ống trạm rồi chạy tiếp, không ai có quyền cản trở người đang thi hành công vụ…

Xin dừng lại đây một chút. Sử sách chép rành rành "cắm lông gà lên ngọn cờ", thế nhưng tại sao thành ngữ có câu "Chạy như cờ lông công" cũng nhằm chỉ lính chạy trạm ngày xưa? Do đâu từ "lông gà" thành "lông công"? Thêm chi tiết khác kể ra cũng thú vị, chẳng hạn, lệ quy định chạy trạm: "Từ Gia Định đến kinh, việc tối khẩn hạn 9 ngày phải đến, thưởng 6 quan tiền; hoặc chưa tới 9 ngày mà đã đến trước thì thưởng thêm 3 quan". Nếu chậm "10 ngày 1 giờ mới đến thì phạt 30 roi".

Thế thì "chạy có cờ" là chạy rất nhanh, bất kể thời tiết, ngày đêm, tình huống khó khăn nào…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo