icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Việt giàu đẹp: "Con đen" là gì?

Lê Minh Quốc

Trong "Truyện Kiều", cảnh trước lúc "xơi tái" Thúy Kiều, Mã Giám Sinh đắn đo, suy tính rồi tự nhủ: "Nước vỏ lựu, máu màu gà/Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên/Mập mờ đánh lận con đen/Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi?".

Lâu nay, "đánh lận con đen" được giải thích ra làm sao?

"Con đen: (lê dân), người phàm phu ("Kim, Vân, Kiều truyện" - bản Trương Vĩnh Ký, in năm 1875); "Con đen là bởi chữ kiềm lê, là nói dân đầu đen, nghĩa là những người ngu dại" ("Truyện Thúy Kiều", bản Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, in năm 1925); "Con đen: Người thường dân, người ở tầng lớp dân chúng không quan chức và theo nghĩa rộng, người tầm thường không sành sõi, lọc lỏi, cũng như nói "nhà quê", "đình dù" hay "quích", "quỷnh" tức người ngu ngốc có tiền mà dại" ("Truyện Kiều chú giải" của Lê Văn Hòe, in năm 1953); "Con đen: chỉ người dân đen, người khờ dại; liên hệ với con đỏ hay xích tử chỉ người dân nghèo khổ trần trụi ("Từ điển Truyện Kiều" của Đào Duy Anh, in năm 1974).

Câu thơ "Mập mờ đánh lận con đen" trong kiệt tác "Truyện Kiều", hiểu như vậy chăng? Hoàn toàn không.

"Đại Nam quấc âm tự vị" (1895) của Huình Tịnh Paulus Của giải thích là đúng hơn cả: "Con đen: con ngươi, tròng đen. "Mượn màu son phấn đánh lừa con đen". Thế thì hành động xảo quyệt, dối trá của gã Mã Giám Sinh là đánh lận/đánh lừa cái nhìn của người khác thôi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo