xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Việt giàu đẹp: Lửa và lữa

Lê Minh Quốc

Lửa tất nhiên là nóng. Tuy nhiên, "nhảy vào nước sôi lửa bỏng" không phải xông mình vào lửa mà ngụ ý dám thử thách việc khó khăn, hiểm nguy

Nếu chọn lấy một thành ngữ, liên quan đến lửa mà phản ánh được phẩm chất tốt đẹp của người Việt, tôi xin chọn câu tiêu biểu: "Tối lửa tắt đèn" - lúc gian nan, nguy cấp, hoạn nạn, thiếu trước hụt sau, túng thiếu, khó khăn thì những người thân thuộc, bà con láng giềng luôn thể hiện tấm lòng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Bản thân từ lửa mang nhiều sắc thái khác nhau, chẳng hạn, lửa tình - chỉ ham muốn tột cùng, yêu đương cuồng nhiệt đang bùng lên ngùn ngụt như ngọn lửa; hát "bốc lửa".

Tiếng Việt giàu đẹp: Lửa và lữa - Ảnh 1.

Bản thân từ lửa mang nhiều sắc thái khác nhau (Ảnh minh họa từ Internet)

Sở dĩ gọi "lửa tình" bởi bắt đầu từ điển tích nghe ra cũng buồn cười lắm. Rằng, anh chàng nọ hẹn cô nọ ở chùa nọ nhưng đến nơi lại ngủ quên mất. Chết thật. Khi đến theo lời hẹn, nhìn thấy tình lang đang ngáy khò khò, giận lắm, cô nàng bèn lấy vòng ngọc ném vào người rồi bỏ về. Tỉnh dậy, anh chàng bẽ bàng quá, uất quá, đột nhiên… trái tim phát ra lửa cháy cả chùa! Tình tiết này xem ra rất xi-nê-ma! "Lửa tâm càng dập càng nồng/ Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa" ("Truyện Kiều"). Lửa tâm tức lửa lòng, theo sách thuốc ngày xưa thì tâm (tim) thuộc về hỏa, hễ khi tức giận thì lửa tâm nổi lên, hiểu theo nghĩa rộng là giận dữ, phẫn uất.

Lửa tất nhiên là nóng. Tuy nhiên, "nhảy vào nước sôi lửa bỏng" không phải xông mình vào lửa mà ngụ ý dám thử thách việc khó khăn, hiểm nguy.

Không chỉ "thử lửa", lắm kẻ còn cả gan "chơi với lửa". Khiếp chưa? "Đại từ điển tiếng Việt" giải thích: "Sử dụng phương tiện nguy hiểm dễ bị chính nó phản tác dụng, gây nguy hiểm cho người dùng phương tiện đó". Chi bằng né xa còn hơn, khác gì "Chơi dao có ngày đứt tay". Chẳng dại. Sống ở trên đời, chẳng ai thích giao du với những kẻ "Gắp lửa bỏ tay người" - tức bịa đặt, vu khống, chẳng khác gì kẻ "Ngậm máu phun người/ Vu oan giá họa/ Nói đứng dựng ngược".

Còn có nhiều trạng thái tâm lý liên quan đến lửa: "Nóng như lửa" là nóng giận quá xá, có lẽ do cảm thấy vẫn nhẹ hều nên còn câu "Nóng như bà chằn lửa". Từ năm 1895, ông Huình Tịnh Paulus Của có ghi nhận "tiếng mới" thuở ấy vừa du nhập vào lời ăn tiếng nói: "làm lửa" - nay chẳng thấy ai sử dụng, tự nó đã đào thải, cụm từ này được giải thích: "Lãnh việc chụm lửa dưới tàu khói". Tương tự, "Một lần nhúm bếp lửa một lần khó", mấy ai còn nhớ đến nghĩa bóng: "Nhen nhúm, gầy dựng cho ra sự nghiệp, cho thành đôi bạn thì là rất khó".

Có hai chị em bạn gái trò chuyện: "Mấy lửa rồi bồ tèo?". Nghe hỏi, cô này đáp: "Hai rồi đó". Cô kia ngạc nhiên: "Vậy mà vóc dáng vẫn còn gọn gàng, săn chắc. Ngộ quá ta". Ngạc nhiên là phải, vì cô ấy đã hai lần sinh nở. Có phải từ lửa được sử dụng trong ngữ cảnh này là do ngày xưa phụ nữ có lệ sau khi sinh phải nằm lửa/ nằm cữ/ ở cữ - tức nằm trên lửa than cho ấm?

Còn lữa thì sao? "Việt Nam tự điển" (1931) giải thích: "Lữa: Nhiều lần, lâu ngày, chẳng hạn, "Chơi với nhau đã lữa mà còn không hiểu tính nhau". Bên cạnh đó, còn có thêm "lần lữa" là lần khân, chần chừ, kéo dài thời gian để trì hoãn một việc gì: "Năm năm tháng tháng ngày ngày/ Lần lần lữa lữa rày rày mai mai" (ca dao).

Trong bài thơ "Bà má Hậu Giang" của Tố Hữu có hai câu chứa đựng đủ hai từ lửa và lữa: "Có ai biết trong tro còn lửa/ Một má già lần lữa không đi".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo