xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trương Duy Hy: Nhà nghiên cứu thầm lặng

TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG

Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy đã dành đến 40 năm cho việc tìm đọc tư liệu, điền dã, phỏng vấn và đến tận gia đình, họ tộc của cụ Huỳnh Quỳ (Tú Quỳ) để hỏi chuyện, ghi chép

Trong suốt 40 năm đó, những tác phẩm nghiên cứu về Tú Quỳ lần lượt ra đời: "Tú Quỳ, danh sĩ Quảng Nam", "Thơ văn Tú Quỳ", "Trên đường đi tìm Tú Quỳ", "Tổng tập thơ văn Tú Quỳ, nhà thơ trào phúng Quảng Nam"… Ngoài ra, từ năm 1990 trở đi, khi các tác phẩm chưa được in, ông đã hai lần ra Hà Nội và 3 lần vào TP HCM, khi thì tại các câu lạc bộ nhỏ lẻ, lúc tại các viện nghiên cứu lớn, dựa vào các quan hệ thân quen đã tổ chức thuyết trình, giới thiệu những tác phẩm của cụ Tú mà ông sưu tầm được.

Sau này, khi các công trình nghiên cứu của ông được công bố, năm 1995, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã viết: "Để có một tập thơ văn Tú Quỳ cho bạn đọc cầm trên tay hôm nay, điều phải kể trước hết là công sức 40 năm ròng của nhà sưu tầm Trương Duy Hy…". Trước và sau khi tác phẩm được giới thiệu, ông Ân cũng chưa biết Trương Duy Hy là ai, chỉ nghĩ đó là nhà sưu tầm nghiệp dư, chỉ vì lòng yêu mến kính trọng cụ Tú và thương cho một di sản có thể mất đi mà thôi. Nhưng khi tiếp cận bản thảo, ông Ân viết: "Do tình trạng tác phẩm bị thất tán lâu dài, trường hợp Tú Quỳ hầu như chỉ mấp mé bên lề văn học sử, hy vọng rằng từ nay giới nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn trong bản đồ văn học cuối thế kỷ XIX một gương mặt làm phong phú thêm mảng sáng tác lâu nay vẫn được mệnh danh là văn thơ trào phúng…".

Trương Duy Hy: Nhà nghiên cứu thầm lặng - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy. Ảnh: TRƯƠNG BÁCH TƯỜNG

Không chỉ dừng lại ở sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu thơ văn Tú Quỳ, nhà nghiên cứu Trương Duy Hy còn có công giới thiệu về nhà văn Huỳnh Thị Bảo Hòa, một nữ tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam, bà viết cả tiểu thuyết, kịch bản hát bội, bút ký và biên khảo lịch sử bằng chữ Quốc ngữ, nghiên cứu về lịch sử khoa bảng Quảng Nam dưới triều Nguyễn và nghệ thuật hát bả trạo, hò đưa linh ở Quảng Nam (phối hợp cùng nhạc sĩ Trương Đình Quang là chú ông).

Họa sĩ Trương Bách Tường, gọi nhà nghiên cứu Trương Duy Hy bằng bác, đã nhớ về ông: "Là một người luôn luôn muốn đi tới tận cùng của vấn đề nên không ít lần Trương Duy Hy đã phải cất công tìm đến tận nơi, tận chỗ để sưu tầm tư liệu. Chẳng hạn khi tranh cãi với một nhà sử học Việt Nam đang cư ngụ tại Canada về danh xưng Ngũ Phụng Tề Phi của Quảng Nam trên trang web Đất Quảng, ông cất công từ Đà Nẵng chạy xe máy về Gò Nổi, Điện Bàn để tìm đến mộ cụ tiến sĩ Phạm Liệu, chụp ảnh nội dung bia mộ để làm bằng chứng tranh luận. Ông bảo phản biện phải có chứng, có tích mới cãi với người ta được".

Vượt qua một cuộc đời đầy thăng trầm do lịch sử tạo ra và hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn với cảnh gà trống nuôi con, nhưng những nỗ lực của nhà nghiên cứu Trương Duy Hy bằng những công trình để đời như vừa kể, quả thật nếu không nói là bằng một tình yêu văn hóa nghệ thuật bền vững thì cũng là một tấm gương lao động nghệ thuật không ngưng nghỉ. Nhưng trong vất vả đời người, đời văn, nhà nghiên cứu Trương Duy Hy đã rất mãn nguyện vì hai nhân vật mà ông nghiên cứu là danh sĩ Tú Quỳ và nữ văn sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa đã được đặt tên đường tại TP Đà Nẵng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo