Họa sĩ, nhà lý luận phê bình mỹ thuật Lê Thanh Trừ
Ông ra đi để lại sự bàng hoàng, thương tiếc đối với giới mỹ thuật TP HCM. Riêng với làng báo, ông còn là một cây bút sắc bén chuyên viết lý luận phê bình hội họa. Ông là một họa sĩ hiền lành, mực thước, một cây bút năng động, cộng tác đều đặn với Báo Người Lao Động. Mỗi bài viết phê bình mỹ thuật, ký và truyện đều được ông chăm chút, gửi gắm nhiều thông điệp nhân ái.
Một trong những họa sĩ đầu đàn của thế hệ "họa sĩ kháng chiến" tại TP HCM, họa sĩ Lê Thanh Trừ ngoài làm tranh khắc gỗ còn thích đi để sáng tác.
Những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng của họa sĩ Lê Thanh Trừ
Ông đã cho người đọc nhiều trải nghiệm qua 5 đầu sách: "12 gương mặt họa sĩ Nam Bộ" (2005), "Ông chiều chiều" (2006), "Chỗ quê hương đẹp hơn cả" (2008), "Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương" (2011), "Lai Vung - Lấp Vò, ải địa đầu chống giặc" (2012).
Với cách viết văn mộc mạc, chân chất, ông đã đưa độc giả dọc theo suốt cuộc hành trình của anh lính trẻ thời đó. Nhập ngũ mới 14 tuổi, ông đã có biệt tài vẽ chân dung Bác Hồ. Đi đến những vùng miền trong kháng chiến, qua tranh của ông, người xem lúc thì bật cười thú vị, lúc thì buồn man mác bởi sự chia cắt của người đi, kẻ ở do chiến tranh gây ra.
Tang lễ của ông được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP HCM (25 Lê Quí Đôn, phường 6, quận 3, TP HCM). Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 18-10, sau đó an táng tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Bình luận (0)