xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

YouTube siết video có trẻ em là cần thiết!

Thùy Trang

Dù thất thu nhưng nhiều người thừa nhận chính sách vì sự an toàn cho trẻ em của YouTube đã thực thi là cần thiết

Quỳnh Trần - bé Sa với Vlog ẩm thực trở thành hiện tượng mạng từ nửa cuối năm 2019. Bất ngờ từ đầu năm nay, Vlog "Quỳnh Trần JP - Cuộc sống ở Nhật" thành "Quynh Tran JP & Family - Cuộc sống ở Nhật". Lý do, Vlog Quỳnh Trần bị YouTube cảnh báo, tắt bình luận ở một số video trước đó, nên chị Quỳnh đổi tên kênh để được YouTube xét duyệt sang loại kênh gia đình, nhằm duy trì việc cho Sa xuất hiện trong Vlog. Thế nhưng, YouTube không chấp nhận.

Tự động giới hạn độ tuổi trên video

Không chỉ bé Sa không thể xuất hiện trong Vlog cùng mẹ từ nay về sau, đồng thời kênh YouTube của hai mẹ con đã bị "đánh gậy" ở hàng loạt chức năng quan trọng: bình luận, giới hạn độ tuổi, mất tab "Cộng đồng", tắt chức năng quảng cáo thương mại… Không chỉ có Quỳnh Trần JP mà hàng loạt YouTuber Việt khác bị hạn chế như: Thơ Nguyễn, Khoai Lang Thang, Hoa Ban Food… Nguyên nhân các kênh YouTube này đều có hình ảnh trẻ em xuất hiện trong video. Để bảo vệ trẻ em, YouTube đã có hàng loạt quy định mới và động thái mạnh tay với chính những người sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình.

YouTube siết video có trẻ em là cần thiết! - Ảnh 1.

Vlog Quỳnh Trần JP và con trai bé Sa luôn xuất hiện trong các video trên YouTube. (nguồn ảnh: Vlog Quỳnh Trần JP)

Cụ thể, khi bị YouTube tắt bình luận và quảng cáo, mẹ con Quỳnh Trần - bé Sa phải đóng kênh 2,27 triệu subscribers (lượt đăng ký theo dõi). Bởi lẽ, trong kho 400 video của Quỳnh Trần thì hầu hết bé Sa (con trai Quỳnh Trần) đều có mặt. Chính bé Sa là tác nhân tạo nên sự tương tác sôi nổi cho Vlog Quỳnh Trần. Vậy nên, việc kênh Quỳnh Trần JP bị giới hạn độ tuổi, tắt bình luận, khóa quảng cáo thương mại… là đúng với quy định mới của YouTube. Dĩ nhiên, Quỳnh Trần JP sẽ không được nhận tiền từ YouTube trên các video đó. Vì theo luật mới, các video liệt vào loại "dành cho trẻ em" sẽ không thu tiền quảng cáo. Cho dù có đổi kênh Quỳnh Trần JP thành kênh trẻ em để được tiếp tục đăng tải các clip có bé Sa thì hai mẹ con cũng sẽ không được nhận tiền quảng cáo.

Rất nhiều kênh YouTube có nội dung giáo dục trẻ em cũng rơi vào tình trạng bị tác động bởi chính sách điều chỉnh này của YouTube. Tất cả những gì họ gầy dựng lâu nay là gần như mất trắng.

Có đủ mạnh để bảo vệ trẻ em?

Cú siết mạnh trong quản lý của YouTube tạo nên làn sóng tranh cãi không nhỏ trong cộng đồng mạng. Nhưng, việc làm của YouTube có lý lẽ của nó. Các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư đã đệ đơn kiện lên Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), cáo buộc YouTube đã vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trên mạng của trẻ em khi thu thập thông tin cá nhân của trẻ vị thành niên và sử dụng chúng cho mục đích quảng cáo mà không được cha mẹ chúng đồng ý. Google, công ty mẹ của YouTube, đã phải trả đến 200 triệu USD để dàn xếp vụ điều tra của ủy ban này về những cáo buộc trên. Thực tế, các công ty kinh doanh internet của Mỹ phải đối mặt với những thách thức lớn từ nhà quản lý trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump, các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ và giới lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều chỉ trích gay gắt tác động tiêu cực của mạng xã hội trong việc phát tán tin giả, thông tin cực đoan và nhiều điều tiêu cực khác.

Bản thân Quỳnh Trần JP cũng từng cân nhắc chuyện hạn chế hình ảnh của Sa trên video vì muốn bảo vệ cậu con trai trước làn sóng chế ảnh, làm tổn thương trẻ trên không gian mạng. Vậy nên, hành động của YouTube rõ ràng là đúng đắn để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, tăng cường nhận thức một cách cần thiết, chính đáng cho cộng đồng. Bản thân YouTube cũng vướng phải rất nhiều phản ứng về mặt kiểm duyệt nội dung video. Không ít lần, công chúng phải than vãn khi bắt gặp những video có những nhân vật dành cho thiếu nhi lại mang nội dung người lớn.

YouTube Thơ Nguyễn là kênh được định hướng dành cho trẻ em, có 1,4 triệu lượt đăng ký theo dõi, từng bị người dùng internet chỉ trích khi đăng tải video hướng dẫn làm bồn tắm thạch Gelli Baff khổng lồ có chứa cảnh nhân vật nữ nằm rên rỉ bên trong buồng tắm, được cho là không phù hợp với trẻ em. Chưa bàn đến mục đích đưa âm thanh rên rỉ này trong video vừa kể của người thực hiện, chỉ riêng việc nhiều trang mạng xã hội đã chia sẻ, "chế" các biểu cảm, âm thanh trong video này, cũng khiến cho cư dân mạng phẫn nộ. Nhiều người tiếp tục tìm kiếm những video khác của kênh này và phát hiện ra một số cảnh quay, đoạn video khác có nội dung bị cho là "không phù hợp" với trẻ em. Trước đó, kênh YouTube Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life bị phạt 30 triệu đồng vì đăng các đoạn video cho trẻ em xem có nội dung trái với thuần phong mỹ tục. Đồng thời, đơn vị cung cấp network cũng bị phạt 20 triệu đồng.

Trên các diễn đàn, nhiều YouTuber thừa nhận phương thức siết chặt quản lý của YouTube đối với những video có trẻ em khiến nhiều YouTuber thất thu. Nhưng đây là điều hợp lý, nên làm để bảo vệ trẻ trên các nền tảng hình ảnh số hóa. Theo YouTube, quy định này cũng áp dụng cho "cả những người sáng tạo không tạo nội dung cho trẻ em cũng cần phải cân nhắc đối tượng người xem". Nghĩa là tất cả những YouTuber có kênh trên YouTube đều phải thực hiện quy định mới này. Rõ ràng, đây là cách để loại bỏ các video ảnh hưởng tiêu cực ngày càng tràn lan trên mạng mà người làm ra bất chấp chỉ vì thu lợi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến thắc mắc tại sao các chương trình truyền hình giải trí dành cho thiếu nhi: "Bước nhảy hoàn vũ nhí", "Thần tượng âm nhạc nhí", "Tuyệt đỉnh song ca nhí", "Tiếu lâm tứ trụ nhí", "Tìm kiếm tài năng MC nhí", "Siêu mẫu nhí"... vẫn không bị điều chỉnh bởi chính sách mới của YouTube dù đã có không ít ý kiến trái chiều về những chương trình này bởi những tổn thương tâm lý của trẻ do thi đấu và người lớn gây ra. Các đơn vị tổ chức các chương trình trên đều khẳng định video của chương trình vẫn kinh doanh thương mại bình thường trên YouTube. Một đơn vị sản xuất chương trình truyền hình giải trí thiếu nhi cho biết YouTube đã đến công ty làm việc và khẳng định những chương trình này không nằm trong chương trình hạn chế dành cho thiếu nhi. 

Vì sự an toàn cho trẻ em

Để bảo vệ trẻ em, YouTube đã có hàng loạt quy định mới và động thái mạnh tay với chính những người sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình. Theo đó, từ ngày 1-1-2020, YouTube sẽ tự hạn chế một số quyền lợi của các chủ kênh có nội dung liên quan tới trẻ em và loại hình dành cho khán giả nhỏ tuổi nhằm bảo vệ quyền lợi an toàn cho trẻ em khi xuất hiện trong video và khi xem. Như vậy, nếu kênh YouTube hoặc video nào đó đã được xác nhận là "dành cho trẻ em", một vài tính năng sẽ không hoạt động đối với cả video thường hoặc livestream, bao gồm: Quảng cáo tùy chọn cá nhân hóa; Bình luận; Hội viên của kênh; Hình mờ thương hiệu của kênh; Nút quyên góp; Thẻ thông tin hoặc màn hình kết thúc; Trò chuyện trực tiếp hoặc quyên góp trong cuộc trò chuyện trực tiếp; Phát lại trong trình phát thu nhỏ; Lưu vào danh sách phát; Kệ hàng hóa của YouTube;… Quy định này được YouTube ban hành tuân theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và chỉ thị về Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo