Thiết bị gây nhiễu nêu trên được chế tạo nhằm vô hiệu hóa tạm thời vệ tinh của Nga và Trung Quốc, Bloomberg dẫn nguồn từ Lực lượng Không gian Mỹ (USSF) cho biết.
Sau khi thử nghiệm hệ thống mới vào đầu năm nay, Mỹ sẽ triển khai 11 trong số 24 Thiết bị đầu cuối mô-đun từ xa (RMT) trong những tháng tới.
Mục đích của RMT không phải là bảo vệ vệ tinh Mỹ khỏi hoạt động gây nhiễu, mà là "chống lại khả năng liên lạc của vệ tinh đối phương", USSF cho biết thêm.
USSF mô tả RMT là "thiết bị gây nhiễu vệ tinh liên lạc nhỏ, có thể vận chuyển và chi phí thấp", được thiết kế từ các "thiết bị thương mại sẵn có".
RMT sẽ bổ trợ cho hệ thống tác chiến điện tử, bao gồm những hệ thống lớn và hiện đại đã được triển khai trước đó, thông qua việc "cung cấp năng lực gây nhiễu diện rộng và có thể điều khiển từ xa", USSF khẳng định.
Theo Giám đốc An ninh và Ổn định Không gian Victoria Samson của Tổ chức Secure World Foundation (Mỹ), RMT không phải để "phòng thủ" mà là để "tấn công năng lực tác chiến của đối thủ".
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc thường xếp những hệ thống như RMT vào nhóm "công nghệ gây nhiễu vệ tinh mới nổi và được sử dụng vì mục đích phòng thủ thuần túy", theo RT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định vào đầu tháng này rằng Moscow và các thành viên khác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (trụ sở Bắc Kinh - Trung Quốc) phản đối vũ khí hóa không gian.
Ông đồng thời nhấn mạnh Moscow kiên quyết phản đối triển khai bất kỳ loại vũ khí nào trong không gian.
Bình luận (0)