xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vi phạm nồng độ cồn rồi bỏ xe, bị xử lý như thế nào?

Trường Hoàng

(NLĐO) - Bạn đọc Võ Văn Tâm (TP HCM) hỏi: Có một số trường hợp người điều khiểu phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn, sau đó bỏ xe, không ký vào biên bản. Theo quy định của pháp luật trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?

- Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN, Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, trả lời: Hành vi cá nhân, tổ chức điều khiển phương tiện mà vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm được coi là hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Vi phạm nồng độ cồn rồi bỏ xe, bị xử lý như thế nào?- Ảnh 1.

Ảnh: NLĐO

Về chế tài hành chính, căn cứ theo khoản 9, điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người nào có hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm thì tổ trưởng tổ cảnh sát giao thông (CSGT) mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 1 người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản.

Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì cán bộ CSGT phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận vụ việc và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt. Như vậy, trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính đáp ứng đầy đủ điều kiện trên thì việc cá nhân, tổ chức bỏ phương tiện lại, trốn tránh ký vào biên bản xử phạt thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực và họ vẫn phải nộp phạt.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 5, Thông tư số 18/2023/TT-BTC, khi có quyết định xử phạt mà người vi phạm cố tình không chấp hành, nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Về chế tài hình sự, đối với trường hợp người vi phạm nồng độ cồn không những không chấp hành ký vào biên bản mà còn có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "chống người thi hành công vụ" được quy định tại điều 330 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo