Theo đó, tỉnh này bổ sung 18 dự án vào kế hoạch đầu tư công năm 2024, với tổng số vốn gần 17,5 tỉ đồng, điều chỉnh bỏ 13 dự án trong kế hoạch, với tổng số vốn hơn 400 tỉ đồng; điều chỉnh tăng vốn đối với 50 dự án với tổng số vốn tăng gần 1.500 tỉ đồng; điều chỉnh giảm vốn đối với 58 dự án với tổng số vốn giảm hơn 1.100 tỉ đồng; điều chỉnh giảm (chưa phân bổ) vốn bội chi ngân sách địa phương cho 2 dự án với tổng số vốn trên 1.000 tỉ đồng.
Từ đầu năm đến nay, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương nằm trong nhóm các địa phương có tỉ lệ giải ngân khá cao nhưng vẫn chưa như kỳ vọng.
Cụ thể, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương đạt trên 5.000 tỉ đồng, đạt khoảng 25% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Có nhiều nguyên nhân khiến công tác giải ngân chưa đạt như kỳ vọng là do cơ chế, chính sách, nhất là việc không ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, ảnh hưởng đến công tác thực hiện, một số dự án phải điều chỉnh lại hồ sơ, biểu mẫu; một số quy định giữa Luật Đầu tư công, Nghị định hướng dẫn và các luật liên quan còn vướng mắc, chưa được quy định rõ ràng, ảnh hưởng đến thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Ngoài ra, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn là "điểm nghẽn" lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án; trình tự, thủ tục thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án kéo dài, phức tạp, chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp với thực tế.
Giải pháp trọng tâm của Bình Dương là thúc tiến độ các dự án giao thông liên vùng, có vốn đầu tư lớn, có giá trị đền bù giải phóng mặt bằng cao như ở các công trình đường Vành đai 3 - TP HCM; Vành đai 4 - TP HCM; Cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành…
Bình luận (0)