xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao số vụ vi phạm hàng giả, hàng lậu ngày càng tăng?

S. Nhung

(NLĐO) - Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, số vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phát hiện, bắt giữ từ đầu năm đến nay lên tới trên 4.000 vụ, tăng trên 126% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngày 8-12, Tạp chí Hải quan đã tổ chức Tọa đàm về chủ đề "Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ - Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp".

Vì sao số vụ vi phạm hàng giả, hàng lậu ngày càng tăng?- Ảnh 1.

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ với cơ quan hải quan về các dấu hiệu nhận biết liên quan đến hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ tọa đàm. Ảnh: Hải quan Online

Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan, cho biết tại các cửa khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục tiềm ẩn, diễn biến phức tạp. Trong 10 tháng năm 2023, toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.141 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.692 tỉ đồng.

Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 97 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 433,5 tỉ đồng.

Riêng về hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, từ năm 2022 đến nay, lực lượng hải quan đã phát hiện, xử lý gần 100 vụ việc với tổng trị giá hàng hóa trên 18 tỉ đồng.

Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, riêng số vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phát hiện, bắt giữ từ đầu năm lên tới trên 4.000 vụ, tăng trên 126%, so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có nhiều vụ việc đã được chuyển cho cơ quan công an khởi tố với tội danh liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Các lô hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan Hải quan phát hiện trong thời gian qua chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Chẳng hạn, lô hàng gần 40 container dây cáp điện có dấu hiệu giả mạo xuất xứ do một doanh nghiệp nhập khẩu qua cảng Cát Lái đã bị Cục Hải quan TP HCM phát hiện khởi tố hình sự vào cuối tháng 2-2023.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường, cũng nhấn mạnh tình trạng vi phạm hành chính về hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… và các lĩnh vực khác vẫn tiếp tục xảy ra với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và luôn thay đổi diễn ra trực tiếp và cả trên môi trường mạng.

Sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch, thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử. Sự tăng trưởng nóng của thương mại điện tử, kéo theo hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới.

Người nước ngoài "núp bóng"

Ngoài ra, hiện tượng các đối tượng người nước ngoài "núp bóng", cấu kết với các đối tượng trong nước cũng như các đối tượng vi phạm sử dụng công nghệ cao để kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm an toàn thực phẩm vào thị trường trong nước tiêu thụ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và cần được sớm quản lý.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo