xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao Việt Nam chưa loại trừ được bệnh bạch hầu?

N.Dung

(NLĐO) - Theo Bộ Y tế, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ năm 2020, số ca mắc bệnh bạch hầu ở nước ta có gia tăng, chủ yếu ghi nhận tại nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp, tiêm không đủ mũi. Bệnh có thể gây biến chứng, tử vong, nhưng người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh.

Vì sao Việt Nam chưa loại trừ được bệnh bạch hầu?- Ảnh 1.

Phát thuốc điều trị dự phòng bệnh cho người có liên quan tại vùng ghi nhận ca bệnh bạch hầu. Ảnh: CDC Hà Giang

5 ca mắc bạch hầu, 1 người tử vong

Trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết địa phương cả nước. Năm 1981, vắc-xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ. Từ đó, bệnh bạch hầu được khống chế. Năm 1983 cả nước có gần 3.500 ca, thì giai đoạn 2004-2019 mỗi năm chỉ ghi nhận 10-50 ca.

Những năm gần đây, số ca bạch hầu tăng trở lại. Năm 2020, ghi nhận 226 trường hợp mắc, chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (với 6 trường hợp mắc) và năm 2022 (2 trường hợp mắc).

Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên. Số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 trường hợp mắc), trong đó 7 trường hợp tử vong.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, tỉnh Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong các tháng 1, 2 và 4, tại các ổ dịch cũ (tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh).

Tỉnh Nghệ An ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn. Tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An.

Nói về nguyên nhân bạch hầu vẫn xuất hiện ở một số địa phương, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết khi vắc-xin phòng bạch hầu được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc-xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Tuy nhiên, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Người lớn có cần tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu?

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Theo ông Đức, hiện vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu không thiếu. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vắc-xin có chứa thành bạch hầu đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trường hợp hoãn tiêm, nên tiêm bù sớm nhất có thể.

Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân tại nơi có ổ dịch cần uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết với người lớn chưa được tiêm vắc-xin bạch hầu hoặc không có miễn dịch cần được tiêm nhắc lại 1 mũi. Với người tiếp xúc ca bệnh cần xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, uống thuốc dự phòng bằng Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày.

Điều trị đặc hiệu bệnh bạch hầu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (Anti-Diphteria Serum-ADS). Các kháng sinh thông thường như Penicillin G, Erythromycin hoặc Azithromycin có thể diệt được vi khuẩn bạch hầu, thời gian điều trị từ 10-14 ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo