Kết quả, đối chiếu giữa 10 chức năng chuyên môn chuẩn do nhóm nghiên cứu đưa ra, có sự trái ngược hoàn toàn với chức năng chuyên môn, công việc thực tế mà GĐNS đang làm. Cụ thể, nếu chức năng quản lý hành chánh theo mức chuẩn xếp ở thứ hạng 10, thì thực tế DN coi trọng ở vị trí 1; quan hệ nhân sự ở thứ hạng 6 được coi trọng ở thứ hạng 2; quan hệ đối ngoại ở thứ hạng 9 được coi ở thứ hạng 3. Ngược lại, chức năng hoạch định nguồn nhân lực từ thứ hạng 1 bị đẩy xuống thứ hạng 9; chức năng xây dựng và áp dụng lương, thưởng, phúc lợi ở thứ hạng 2 xuống thứ hạng 5; chức năng xây dựng và quản lý ngân sách nhân sự ở thứ hạng 3 xuống thứ hạng 6; đào tạo và phát triển từ thứ hạng 4 xuống thứ hạng 10...
Qua kết quả nghiên cứu, nhóm điều tra đưa ra 12 nguyên nhân và trở ngại chính ảnh hưởng đến công việc của GĐNS, như quyền hạn bị hạn chế, nặng về tổ chức hành chính; không giám sát được hoạt động nhân sự mà chủ yếu làm thủ tục đề bạt, khen thưởng hoặc thuyên chuyển, cho lao động thôi việc theo yêu cầu giám đốc; nhiều DN chỉ có nhân viên phụ trách nhân sự và công việc chủ yếu chỉ là “thư ký” chuyên trách về nhân sự; phần đông DN đi lên từ công ty nhỏ, quản lý theo kiểu gia đình hoặc công ty lớn nhưng trình độ quản lý không đồng bộ dẫn đến việc phát triển nhân sự không theo hệ thống, mang tính chắp vá; GĐNS thường bị chủ DN xen vào và ra quyết định về nhân sự; GĐNS chưa có đủ kỹ năng chuyên môn...
Bình luận (0)