icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bác sĩ cây cảnh”

Bài và ảnh: Nga Anh

Với lòng đam mê, nhiệt huyết, anh Phạm Văn Trắng đã chăm chút từng cây kiểng cổ, bonsai để Công viên Văn hóa Đầm Sen ngày càng đẹp hơn trong mắt du khách

“Bác sĩ cây cảnh” là biệt danh mà bạn bè, đồng nghiệp ở Công viên Văn hóa Đầm Sen (Công ty Du lịch Phú Thọ - TPHCM) đặt cho anh  Phạm Văn Trắng bởi khả năng đoán bệnh và chữa trị cho cây kiểng cổ, bonsai của anh. Cởi mở, gần gũi, đặc biệt nụ cười lúc nào cũng nở trên môi, anh Trắng đã để lại ấn tượng đẹp cho người đối diện ngay từ lần đầu gặp gỡ.

 
Đam mê, ham học
 
Anh kể cái duyên đến với nghề chăm sóc cây kiểng của anh rất tự nhiên. Lúc nhỏ, anh thường xuyên đi vào rừng bắn chim, nhìn thấy những gốc cây đẹp và lạ như sanh, si... anh bứng về nhà trồng thử và thấy rất thích thú. Hồi đầu, anh không quan tâm đến giá trị của cây và không nghĩ nó là một cái nghề mà đơn giản là niềm yêu thích.
 
Đi bộ đội về năm 1997, nghe lời khuyên của bạn bè, anh xin vào làm việc tại Công viên Văn hóa Đầm Sen. Tuy nhiên, những ngày đầu, anh gặp rất nhiều khó khăn. Anh tâm sự: “Đến lúc đó, tôi mới nhận ra nếu chỉ có đam mê mà thiếu kiến thức thì chưa đủ. Vậy là tôi bắt đầu học”.
 
Người thầy đầu tiên của anh là ông Lâm Văn Bảy, làm cùng tổ cây cảnh. Ông đã chỉ dạy anh từ việc phân biệt các loại cây đến việc uốn dáng, tạo thế cây cảnh. Không chỉ dạy nghề, ông còn truyền cho anh tình yêu, sự đam mê đối với nghề nghiệp của mình...
 
 
img
Anh Phạm Văn Trắng đang chăm sóc cây kiểng tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (TPHCM)


Suy nghĩ nghiêm túc về nghề nghiệp của mình, sau giờ làm việc, anh lại đi học các khóa cơ bản và nâng cao tại Trường Trung cấp Chăm sóc kiểng cổ Thanh Tâm.
 
Không dừng lại ở đó, anh còn tìm đến những bậc thầy trong lĩnh vực kiểng cổ ở TP và các tỉnh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm... Thấy anh ham học hỏi, lãnh đạo đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho anh “tầm sư học đạo”. Gần đây nhất, anh và một số đồng nghiệp được cử đi Trung Quốc tham quan, học tập kinh nghiệm.
 
Quyết tâm, chủ động
 
Ngoài sự ham học, bạn bè và đồng nghiệp còn nể phục sự quyết tâm và tính chủ động trong công việc của anh. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho đơn vị mà còn giúp anh nâng cao tay nghề. Điển hình như việc anh và anh Phạm Nhật Đông đã thực hiện thành công việc chăm sóc vườn mai.
 
Trước đây, trong công viên, không ai am hiểu về loại cây này nên phải thuê một đơn vị khác chăm sóc vườn mai của công viên. Thấy vậy, anh bàn với đồng nghiệp nghiên cứu và đề xuất để các anh tự chăm sóc. Được lãnh đạo ủng hộ, anh tìm đọc tài liệu về cây mai, hỏi thăm kinh nghiệm của những bậc cao niên... Thậm chí, anh còn lặn lội xuống tận Bến Tre để học hỏi kinh nghiệm của những nhà vườn chuyên trồng hoa kiểng...
 

Anh Trắng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; hòa đồng với đồng nghiệp. Để phục vụ tốt hơn cho công việc, ban giám đốc cũng tạo điều kiện thuận lợi để anh Trắng đi đây đi đó học hỏi, nâng cao tay nghề.

Ông Nguyễn Chánh Tứ (Phó Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen)

Mới đây, sau chuyến đi tham quan các công viên ở Trung Quốc, thấy cách trồng cây nhiều tầng để che khuất hàng rào của Công viên Trường Long (TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) giúp du khách có cảm giác mình thực sự ở trong rừng chứ không phải trong một vườn cây có hàng rào, anh đã đề xuất áp dụng để làm đẹp hơn cho Công viên Đầm Sen. Anh hào hứng kể: “Sắp tới, tôi sẽ sắp xếp lại hơn 200 cây bonsai trong vườn Thượng Uyển cho phù hợp và đẹp hơn”.
 
Bắt bệnh cho cây
 
“Cây cối cũng như con người, có lúc khỏe mạnh, có lúc ốm đau. Con người lúc yếu đau cần bàn tay chăm sóc của người thân; cây cối cũng vậy, cũng cần được yêu thương, chăm sóc nhẹ nhàng”- anh Trắng đúc kết kinh nghiệm sau những nỗ lực cùng anh em chăm sóc và chạy chữa thành công cho hơn 50 cây kiểng cổ, bonsai bệnh, yếu trong công viên.
 
Trong số đó có 5 cây kiểng cổ đã bị thanh lý. Không đành lòng nhìn những cây kiểng có giá trị bị bỏ đi, anh xin được chữa bệnh cho cây. Sau hơn một tháng tận tình chăm sóc, anh đã cứu sống 3 trong số 5 cây kiểng cổ bị thanh lý. Anh chia sẻ: “Hai cây còn lại đã chết khô nên đành chịu thua”. Việc làm của các anh đã giúp công viên tiết kiệm được gần 500 triệu đồng.
 
Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh vườn Thượng Uyển, anh kể vanh vách tên và giá trị của từng cây. Dừng lại ở chậu cây cần thăng, anh bảo: “Trước đây, cây bonsai này bị bệnh nặng và được xếp vào loại đang chờ thanh lý.
 
Tìm hiểu nguyên nhân, tôi phát hiện thân cây bị xì mủ làm cho lá khô héo và lụi dần”. Suốt một tháng trời, ngày nào anh cũng kiểm tra; tự tay tưới nước, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết. Không phụ công anh, cây đã hồi phục. Vừa kể chuyện, anh vừa cẩn thận cắt tỉa lá cây, ánh mắt lộ rõ niềm vui: “Những lúc buồn bực trong lòng, tôi không bao giờ cầm cây kéo vì sợ sự thiếu tập trung của mình có thể làm hư hại đến cây”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo