Người lao động đang trình bày bức xúc với báo chí. Ảnh: HỒ SỸ
Con số trên đang tăng khá nhanh, đến nay đã lên gần 40 người. Ông Nguyễn Xuân Trúc, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty AIC tại Bình Thuận, cho biết số lao động ở tỉnh sang làm việc tại Kuwait khoảng 60 người. Ngoài số người đã về nước, số còn lại đang làm việc khá ổn định. Lý giải về chuyện này, ông Trúc cho rằng do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, những người vừa mới trở về khẳng định: Phần lớn số còn ở lại Kuwait cũng đã bị cắt hợp đồng, sẽ về nước trong nay mai. Anh Hà Ngọc Bin và nhiều người ở huyện Hàm Tân cười như mếu: “Khi đi khí thế phừng phừng, nay về nợ nần chồng chất”.
Anh Trần Thiện Lưỡng (ở huyện Tánh Linh) và nhiều người khác khi được công ty mời đến thanh toán hợp đồng cho biết: Mỗi người được công ty thanh toán từ tám đến 11 triệu đồng. Và tất cả đều không chấp thuận mức bồi thường trên. “Như tôi, tôi đã vay 33 triệu đồng từ ngân hàng mới có đủ tiền đóng cho công ty. Nay chỉ được công ty giải quyết 11 triệu đồng dù bản thân không vi phạm hợp đồng lao động là quá phi lý” - anh Lưỡng nói. Anh Phan Tiến Dũng (ở huyện Đức Linh) bức xúc: “Nếu không giải quyết thỏa đáng, chúng tôi sẽ khởi kiện AIC vi phạm hợp đồng”.
Đại diện văn phòng AIC tại Bình Thuận cho biết sắp tới, Tổng Công ty AIC sẽ đến Bình Thuận để giải quyết việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Bình luận (0)