Chưa đỗ ông nghè, đừng đe hàng tổng...
Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, có không ít NLĐ suy nghĩ sai lệch: “Con vua thì lại làm vua”, cho rằng mình đã là thợ thì suốt đời cũng sẽ chỉ là thợ. Từ đó trong họ hình thành sự mặc cảm tự ti. Sự bi quan này lâu ngày tạo nên tính thụ động, một sức ì tắc trách trong thái độ làm việc. Các chuyên gia khẳng định: Ai cũng có thể thăng tiến được, chỉ có hai trường hợp NLĐ bị đánh mất cơ hội vươn lên, đó là: do DN “quên” thật sự; do năng lực NLĐ chưa xứng tầm với chức danh mới. Theo ông Nguyễn Quốc
Nhưng trước khi gặp “sếp”, nên tự đánh giá mình trước. Phải biết mình là ai, mình đã làm được gì và có cáng đáng được công việc mới, vai trò mới hay không. Ông Nguyễn Thành Danh - Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Sài Gòn Xanh - nói: “DN sẵn sàng lắng nghe lời đề nghị của nhân viên bởi điều này cho thấy tính năng động của họ và sẽ giải quyết yêu cầu nếu hợp lý. Cũng có người thường bị ảo tưởng về chức danh, “chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng”, đòi làm “ông này bà kia” trong khi còn yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ bản lĩnh”.
Để tạo đà thăng tiến...
Từ thực tế kinh nghiệm quản lý của mình, các giám đốc nhân sự cho rằng để tạo đà thăng tiến trong nghề nghiệp, có bốn điều NLĐ cần phải làm:
- Cập nhật thông tin: Thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ và công việc bạn đang làm cũng thay đổi trong từng khoảnh khắc. Điều nguy hiểm nhất đối với NLĐ trong xã hội ngày nay là suy nghĩ lạc hậu, không theo kịp bước tiến của thời đại. Bằng nhiều cách, NLĐ cần phải am tường lĩnh vực mình đang hoạt động, liên tục theo dõi dòng thời sự và nắm bắt thông tin, những con số thống kê, những kết quả khảo sát mới nhất trên nhiều lĩnh vực.
- Cố gắng học tập: Những gì bạn đã học, đã biết chỉ là một phần hết sức nhỏ bé so với những gì bạn chưa biết. Do đó, phải học tập không ngừng và đừng bao giờ có ý định dừng lại. Ông Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc nhân sự Công ty Scansia Pacific - tư vấn: “Bạn nên tự sắp xếp thời gian để tham gia các khóa đào tạo chuyên môn. Tốt hơn hết là tự bỏ chi phí để học, đừng nhờ cậy vào ngân sách của DN. Điều đó thể hiện sự tự tin của bạn, DN cũng đánh giá cao chí tiến thủ của bạn và dĩ nhiên điều đó sẽ được tưởng thưởng xứng đáng”.
- Hòa đồng với mọi người: Từ chủ DN, đồng nghiệp hoặc khách hàng - mỗi người là một “thế giới” khác biệt với bạn. Tôn trọng lẫn nhau và có quan hệ tốt với tất cả mọi người, hòa mình vào môi trường làm việc, biết kìm nén trước những lời chỉ trích, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác...là những đức tính cần thiết giúp bạn tạo được thiện cảm, lòng tin yêu của mọi người. Chắc chắn, đến chu kỳ đánh giá thăng tiến, bạn sẽ nhận được sự tán đồng của họ.
- Có tinh thần hợp tác: Ngày nay, xu hướng làm việc theo nhóm đã trở nên phổ biến. Các vấn đề nan giải được nhiều người đóng góp giải pháp xử lý sẽ sớm đi đến kết quả khả quan, hiệu quả công việc sẽ được nâng lên. Hoạt động theo nhóm đòi hỏi sự sáng tạo cá nhân kết hợp với tinh thần cộng tác tập thể, do đó bạn phải tôn trọng ý tưởng của người khác đồng thời tìm cách làm nổi bật bản thân mình.
- Năng động và tận tụy với công việc - Có tinh thần trách nhiệm cao - Luôn học hỏi và sáng tạo - Biết sửa sai và cố gắng vươn lên - Độc lập trong suy nghĩ nhưng biết phối hợp đồng đội - Biết sống chan hòa, thân ái với mọi người
Sáu đức tính ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến:
Bình luận (0)